Phân loại quyết định quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 90 - 93)

- Có sự phân cơng lao động Sự phân cơng lao động cho mỗi thành

b) Phân loại quyết định quản lý kinh tế

Có nhiều loại quyết định quản lý. Do tính chất đa dạng, phong phú của công việc quản lý, các loại quyết định quản lý kinh tế phản ánh cách thức quản lý khác nhau. Để tiếp cận các loại quyết định quản lý kinh tế thường sử dụng các tiêu chí sau đây:

- Theo cấp quản lý, có quyết định quản lý kinh tế cấp trung ương, cấp địa phương và cấp cơ sở.

+ Ở cấp trung ương: Đó là quyết định của các cơ quan quản lý cao nhất. Ở Việt Nam, quyết định của cơ quan lãnh đạo của Đảng - đó là

quyết định của Đại hội Đại biểu toàn quốc của Ban Chấp hành Trung ương về các vấn đề kinh tế; quyết định của Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; quyết định của Chính phủ - cơ quan chấp hành cao nhất của Nhà nước; quyết định của các bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có thẩm quyền quản lý ngành kinh tế (ví dụ: quyết định điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quyết định điều chỉnh giá xăng dầu phù hợp với thị trường của Bộ Tài Chính,...).

+ Ở cấp địa phương, có quyết định quản lý kinh tế của chính quyền tỉnh (thành phố), huyện (quận) và xã (phường) - các cơ quan làm chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn lãnh thổ (ví dụ việc ra quyết định tổ chức quy hoạch hệ thống chợ truyền thống của Chủ tịch UBND Tỉnh, quyết định chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương...);

+ Ở cấp đơn vị kinh tế cơ sở có quyết định quản lý sản xuất kinh doanh trong các tổ chức kinh tế, các loại hình doanh nghiệp (ví dụ việc ra quyết định triển khai một mơ hình kinh doanh mới…);

- Theo phạm vi tác động, có quyết định quản lý kinh tế trong phạm vi đơn vị kinh tế cơ sở, ngành kinh tế, địa phương, vùng lãnh thổ và trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Theo lĩnh vực kinh tế, có quyết định quản lý tài chính, vật tư - kỹ thuật, phân phối sản phẩm, tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ...

- Theo thời gian thực hiện, có quyết định quản lý kinh tế dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

+ Quyết định dài hạn: Là những quyết định có hiệu lực thực hiện trong một khoảng thời gian dài. Các quyết định này hướng tới việc thực hiện các mục tiêu mang tính định hướng dài hạn của tổ chức (thường có hiệu lực từ 5 năm trở lên).

+ Quyết định trung hạn: Là những quyết định có hiệu lực thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn so với các quyết định dài hạn (thường có hiệu lực từ 3 - 5 năm).

+ Quyết định ngắn hạn: Là những quyết định nhằm thực hiện những mục tiêu ngắn hạn trong công tác điều hành tác nghiệp các hoạt động của tổ chức (thường có hiệu lực dưới 3 năm).

Tùy thuộc quy mơ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của từng tổ chức cụ thể mà việc xác định thời gian thực hiện cho các quyết định dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn cũng có khác biệt nhất định.

- Theo hình thức thể hiện, có quyết định quản lý kinh tế thành văn và quyết định quản lý kinh tế không thành văn.

+ Quyết định quản lý kinh tế thành văn là các quyết định được thể hiện thông qua nghị quyết, nghị định, chỉ thị...

+ Quyết định quản lý kinh tế không thành văn là các chỉ thị, mệnh lệnh được giao trực tiếp bằng miệng, bằng điện thoại, thư từ... của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý, tuy nhiên đây là loại quyết định không sử dụng phổ biến.

- Theo tính chất của quyết định quản lý, có quyết định quản lý

kinh tế mang tính chiến lược và quyết định quản lý kinh tế mang tính tác nghiệp.

+ Quyết định chiến lược được thể hiện ở những kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của ngành, địa phương và doanh nghiệp (VD: Chiến lược phát triển thương mại nội địa giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn 2030; Chiến lược phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp...).

+ Quyết định tác nghiệp được áp dụng để giải quyết những vấn đề xảy ra hàng ngày ở các cơ sở kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, việc chuẩn bị và thực hiện quyết định quản lý loại này đơn giản hơn so với các quyết định chiến lược (ví dụ: Quyết định điều chỉnh giá xăng dầu phù hợp với biến động của giá xăng dầu thế giới; Quyết định điều chỉnh mức dự trữ nguyên liệu đầu vào đáp ứng nhu cầu sản xuất trong dịp Tết của các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo...).

7.2.2. Chức năng và vai trò của quyết định quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)