Chính sách kinh tế là một cơng cụ hết sức quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, kích thích và định hướng đối với sự phát triển của nền kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. Về bản chất, chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải
pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước.
Hệ thống các chính sách kinh tế. Các chính sách kinh tế là cơng cụ
quản lý kinh tế quan trọng của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như đối với từng cấp, lĩnh vực hoạt động kinh tế, bởi vậy chúng rất đa dạng. Cụ thể:
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các chính sách kinh tế có thể được chia thành các loại chính sách: i) Chính sách tài chính; ii) Chính sách tiền tệ - tín dụng; iii) Chính sách phân phối; iv) Chính sách kinh tế đối ngoại; v) Chính sách cơ cấu kinh tế; vi) Chính sách cạnh tranh; vii) Chính sách phát triển các ngành kinh tế, các loại thị trường...
- Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng, các chính sách kinh tế được phân thành 3 nhóm chính sách, bao gồm: i) Chính sách vĩ mơ. Đó là những chính sách xây dựng nhằm vận hành nền kinh tế quốc dân, có tác động đến những cân đối tổng thể của nền kinh tế, chi phối nhiều lĩnh vực. Các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ - tín dụng, chính sách phân phối, chính sách kinh tế đối ngoại được coi là những chính sách thuộc nhóm
này; ii) Chính sách trung mơ. Đây là những chính sách có qui mơ tác động lên những bộ phận hay phân hệ của xã hội, ví dụ như chính sách điều tiết cơ cấu của một ngành kinh tế, chính sách phát triển cơ cấu thành phần kinh tế, chính sách phát triển kinh tế vùng… iii) Chính sách vi mơ. Đó là những chính sách tác động lên những chủ thể kinh tế cụ thể như các đơn vị cơ sở hay một nhóm người riêng biệt trong xã hội, chẳng hạn như chính sách tài chính doanh nghiệp, chính sách cơng nghiệp, nông nghiệp, thương mại...
- Căn cứ vào cấp độ của chính sách hay chủ thể quyết định chính sách, các chính sách kinh tế bao gồm: i) Chính sách quốc gia do Quốc hội ra quyết định; ii) Chính sách của Chính phủ; iii) Chính sách của địa phương do chính quyền địa phương quyết định.
- Căn cứ vào thời gian phát huy hiệu lực, các chính sách kinh tế bao gồm các loại: i) Chính sách dài hạn, đó là các chính sách được áp dụng lâu dài nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược, dài hạn của đất nước; ii) Chính sách trung hạn. Các chính sách này thường có hiệu lực từ 3 đến 7 năm, tập trung vào những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, nhưng có thể được giải quyết trong một thời gian nhất định; iii) Các chính sách ngắn hạn là những chính sách áp dụng trong thời gian ngắn (dưới 3 năm) hướng vào giải quyết các vấn đề phát sinh mang tính ứng phó theo thời điểm, giai đoạn ngắn.