lý Nhà nước và quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”. “Xét đến cùng nhân tố kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng, kinh tế quyết định chính trị. Nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm sự phát triển kinh tế thì sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, kiến trúc thượng tầng cũ sẽ được thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới tiến bộ hơn để thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển” [9, tr.400-401]. Hồ Chủ tịch cũng đã từng nói, nhiệm vụ
của Chính phủ là làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có học hành. Chính vì thế, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với một đất nước là
Nhà nước với tư cách là một yếu tố cơ bản của kiến trúc thượng tầng, ln có tác động tồn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy trong các xã hội có nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ hiện đại thì vai trị kinh tế của nhà nước ngày càng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Theo F. Engels, sự tác động của nhà nước tới kinh tế có thể theo hai chiều hướng, hoặc thúc đẩy kinh tế phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển ấy. Điều này tuỳ thuộc vào các chính sách và pháp luật … của nhà nước có phù hợp với nhu cầu khách quan của nền kinh tế hay khơng. Nếu các chính sách của nhà nước đáp ứng đúng được những đòi hỏi khách quan của q trình phát triển kinh tế nó sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại, sẽ kìm hãm hay phá hoại sự phát triển đó.
Vai trị của nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế thể hiện ngay trong lơgíc khách quan của sự ra đời nhà nước - xuất phát từ mục đích kinh tế. Nhà nước ra đời nhằm duy trì trật tự xã hội theo ý chí của giai cấp nắm tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nhờ đó mà duy trì được q trình sản xuất ổn định của xã hội, và giai cấp thống trị có thể thực hiện được mục đích đảm bảo lợi ích kinh tế của mình trong xã hội.
Với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vai trò quản lý của Nhà nước suy cho đến cùng là tạo ra sự ổn định, nhằm phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn thể nhân dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam càng cần được thể hiện rõ nét.
Như vậy ta thấy, chính sách, pháp luật của một nhà nước có vai trị to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Ở Việt Nam cũng vậy, nếu Đảng và Nhà nước có những chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật đúng đắn, hợp xu thế phát triển khách quan của thời đại sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội nước ta phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng bắt kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Và có thể nói, những người góp phần quyết định việc xác định, ban hành những chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của
chúng ta là những người cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế. Và cũng chính họ là những người tuyên truyền, triển khai và tổ chức thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do vậy, có thể nói, cán bộ, cơng chức nhà nước vừa giữ vai trò gián tiếp vừa giữ vai trò trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nếu họ xây dựng được những chủ trương đúng đắn, chính sách hợp lý và hệ thống pháp luật chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của mình. Mặt khác, chính đội ngũ cán bộ, cơng chức cũng là những nhà lãnh đạo, quản lý hay làm việc trong các đơn vị kinh tế của Nhà nước, do đó, họ cũng là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh của xã hội, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng và việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.