Xây dựng tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 71)

2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ Ở BẮC NINH

2.2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý

Để có cơ sở quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Cụ thể là, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 133-QĐ/TU ngày 12.9.2006 về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện và tương đương trở lên); UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 58/2008/QĐ-UBND ngày 08.5.2008 về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở và UBND cấp huyện. Theo đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Về phẩm chất chính trị: Trung thành với Tổ quốc, với Đảng và Nhân

dân, tích cực thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện bằng hiệu quả và chất lượng nhiệm vụ được giao; có bản lĩnh vững vàng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân, thẳng thắn đấu tranh chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; đoàn kết nội bộ, tập hợp và phát huy được sức mạnh của tập thể; phong cách làm việc dân chủ, bình đẳng với đồng nghiệp, chí cơng, vơ tư.

Về năng lực: Có khả năng tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn

đốc, kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương đạt hiệu quả cao; có năng lực quản lý, điều hành, phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả.

Về hiểu biết: Nắm được đường lối, chính sách chung, nắm chắc phương

hướng, chủ trương, chính sách của ngành, địa phương về lĩnh vực nghiệp vụ của mình; Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý; Nắm được mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi phụ trách; Biết xây dựng các phương án, kế hoạch, các thể loại quy định cụ thể và thơng hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý; Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh các hoạt động quản lý đối với ngành, lĩnh vực quản lý; Có trình độ độc lập tổ chức làm việc.

Về tuổi đời: Tuổi bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.

Về trình độ đào tạo: Có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ đại

học trở lên phù hợp với tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm; có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên (đối với cán bộ lãnh đạo cấp phòng) và từ cao cấp trở lên (đối với cán bộ lãnh đạo cấp Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố); biết một ngoại ngữ trình độ B trở lên và sử dụng thành thạo vi tính văn phịng (trình độ A).

Ngồi ra, cán bộ được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo còn phải đáp ứng

có đủ sức khỏe để hồn thành nhiệm vụ; khơng bị kỷ luật (đảng, chính quyền, đồn thể) từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian ít nhất một năm.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w