2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ Ở BẮC NINH
2.2.2.3. Công tác bổ nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý
Kết quả công tác quy hoạch cán bộ là cơ sở để các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2011, các cấp có thẩm quyền đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 326 cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong đó: Trưởng, phó Sở, ngành và tương đương 42 người, lãnh đạo cấp phòng và tương đương 284 người.
Nhìn chung, cơng tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ, thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, đảm bảo cơng khai, dân chủ. Đại đa số cán bộ được bổ nhiệm đầu nằm trong quy hoạch.
Tuy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ ở tỉnh Bắc Ninh còn một số tồn tại, khuyết điểm cần khắc phục đó là:
- Cơng tác quy hoạch cán bộ ở nhiều cơ quan, đơn vị vẫn cịn tình trạng khép kín, cán bộ dự nguồn chủ yếu bó hẹp trong cơ quan, đơn vị.
- Việc rà soát, bổ sung quy hoạch chưa được tiến hành thường xuyên hằng năm, làm cho quy hoạch chưa thực sự “động” và “mở”. Cán bộ dự nguồn là nữ chiếm tỷ lệ thấp; độ tuổi bình qn cịn cao, nhất là quy hoạch cấp phó ở các huyện, thị xã, thành phố. Có nơi việc xây dựng quy hoạch cán bộ còn chậm. Vẫn còn một số đơn vị chưa thực sự gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ. Cá biệt có cơ quan, đơn vị quy hoạch cán bộ cịn mang tính hình thức.
- Chất lượng cán bộ dự nguồn quy hoạch ở nhiều cơ sở còn thấp (cơ cấu chưa hợp lý, số lượng dự nguồn ít, tuổi đời cao…). Quy hoạch cán bộ Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu chỉ chú trọng quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp ủy, chính quyền [37].
- Một số cơ quan làm quy hoạch một cách hình thức, quy hoạch quá nhiều dẫn đến quy hoạch “treo”, không khả thi.
- Các tiêu chí bổ nhiệm cơng chức lãnh đạo cịn chung chung, chưa thực sự gắn chặt với từng vị trí cơng việc mà chủ yếu theo chức danh. Trên thực tế, cùng là chức danh trưởng phòng thuộc Sở nhưng trưởng phịng tổ chức cán bộ phải có tiêu chuẩn khác với một trưởng phịng nghiệp vụ của sở. Do đó, một số cơng chức sau khi được bổ nhiệm khó thể hiện hết sở trường của mình hoặc gặp trở ngại trong quá trình quản lý.
- Các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm vẫn chủ yếu dựa vào trình độ được đào tạo và thâm niên công tác chứ chưa thực sự chú ý đến năng lực công tác, đặc biệt là năng lực lãnh đạo do nước ta vẫn áp dụng mơ hình cơng vụ thiên về chức nghiệp. Vì vậy, cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực thực sự chưa được quan tâm đúng mức trong bổ nhiệm.
- Một số cơng chức được bổ nhiệm cịn thiếu tiêu chuẩn, nhất là tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ. Có cơ quan, đơn vị còn lúng túng, bị động trong bố trí cơng chức lãnh đạo. Sau Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015 công tác cán bộ bị xáo trộn quá nhiều, có Sở trong thời gian một năm thay đổi Giám đốc đến 3 lần, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực.
- Tình trạng quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ dựa trên mối quan hệ họ hàng, thân quen của người có thẩm quyền, tư tưởng cục bộ địa phương, chưa thực sự dựa vào năng lực, phẩm chất của cán bộ vẫn còn diễn ra ở một số cơ quan, đơn vị.
- Trong quy trình bổ nhiệm, việc lấy phiếu tín nhiệm đã thể hiện tính tích cực, dân chủ, phát huy trí tuệ và sức mạnh tập thể nhằm hạn chế những biểu hiện chuyên quyền, độc đoán của lãnh đạo. Tuy nhiên, nhiều khi kết quả của việc thăm dị tín nhiệm chưa phản ánh đúng sự tín nhiệm về năng lực và phẩm chất đạo đức của người được lấy phiếu do chịu sự chi phối bởi các mối
quan hệ cá nhân. Ngồi ra quy định này cũng có thể hạn chế tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người điều hành.
2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng
Thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-1010, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 113/2006/UBND ngày 15/2/2006 phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức và cán bộ chính quyền cơ sở của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 với mục tiêu như sau:
Mục tiêu chung: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm
trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành, thực thi cơng vụ và trình độ lý luận, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức, từng bước đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.
Mục tiêu cụ thể:
Đối với đội ngũ cơng chức hành chính:
- Đào tạo tiền cơng vụ: Những người trúng tuyển qua kỳ thi tuyển công chức , trước khi tuyển dụng chính thức, bổ nhiệm vào ngạch công chức phải được bồi dưỡng kiến thức về nền hành chính Nhà nước, pháp luật, kỹ năng hoạt động cơng vụ và đạo đức công chức.
- Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: Đến năm 2010, trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cơng chức hành chính của tỉnh đạt được: 3,5% có trình độ trên đại học (thạc sĩ, tiến sĩ); 70% có trình độ đại học và cao đẳng; 30% có trình độ trung học. Trong đó 100% cán bộ chủ chốt cấp sở, ngành, huyện thị xã và trưởng phịng, phó trưởng phịng cấp sở, cấp huyện có trình độ chun mơn từ đại học trở lên.
- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Đến năm 2010 có 100% tổng số cơng chức hành chính đáp ứng đủ tiêu chuẩn ngạch: Cơng chức hành chính ngạch chuyên viên trở lên được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
chương trình 3 tháng; Cơng chức ngạch cán sự được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình 1 tháng.
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: Đến năm 2010 đạt được 20% tổng số công chức hành chính có trình độ cao cấp hoặc cử nhân chính trị, 65% có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Trong đó 100% cán bộ chủ chốt cấp sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố có trình độ cao cấp hoặc cử nhân chính trị; 100% cơng chức là trưởng phịng, phó trưởng phịng cấp sở, cấp huyện có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
- Đào tạo, bồi dưỡng tin học: Đến năm 2010 có 60% tổng số cơng chức hành chính có trình độ tin học cơ sở, 40% có trình độ tin học nâng cao.
- Đào tạo về ngoại ngữ: Đến năm 2010 cơng chức hành chính đạt trình độ A chiếm 50%, trình độ B chiếm 35%, trình độ C chiếm 15%.
Đối với đội ngũ viên chức sự nghiệp:
- Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: Đến năm 2010, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ viên chức sự nghiệp của tỉnh đạt được: 2,5% có trình độ trên đại học (thạc sĩ, tiến sĩ); 65% có trình độ đại học và cao đẳng; 32,5% có trình độ trung học. Khơng có viên chức chưa được đào tạo về chuyên mơn, nghiệp vụ.
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: Đến năm 2010 đạt được 0,8% tổng số viên chức có trình độ cao cấp hoặc cử nhân chính trị, 25% có trình độ trung cấp lý luận chính trị. 50% tổng số viên chức của tỉnh được bồi dưỡng về lý luận chính trị để cập nhật chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
- Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: Đến năm 2010, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức cấp xã thuộc tỉnh đạt được: 100% cán bộ chủ chốt và 100% công chức cấp xã đạt trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên; 100% trạm trưởng y tế có trình độ bác sỹ.
- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Hàng năm có 25% tổng số cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, trưởng thơn, trưởng khu phố, bí thư chi bộ thơn, khu phố được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; đảm bảo đến năm
2010 có 100% cán bộ, cơng chức cấp xã, trưởng thơn, trưởng khu phố, bí thư chi bộ thơn, khu phố được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: Đến năm 2010 trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức cấp xã đạt được như sau: Trung cấp trở lên 50%, trong đó 100% cán bộ chủ chốt (Bí thư, Phó Bí thư, Thường trực đảng uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND) đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
- Đào tạo, bồi dưỡng tin học: Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tin học theo yêu cầu hoạt động công vụ của từng đối tượng, chú trọng đến công chức cấp xã.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, căn cứ vào trình độ hiện có tại thời điểm xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể của giai đoạn 2006 - 2010 như sau:
- Cơng chức hành chính: 1934 lượt người được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; 1320 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị. (trong đó: Cử nhân và cao cấp 205, trung cấp 450, bồi dưỡng 700 lượt người); 8909 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ (trong đó: Trên đại học 112, đại học 235, bồi dưỡng 828 lượt người); 485 lượt người được đào tạo ngoại ngữ tiếng Anh (165 trình độ A, 80 trình độ B, 45 trình độ C); 700 lượt người được đào tạo về tin học (370 trình độ cơ sở, 330 trình độ nâng cao).
- Viên chức sự nghiệp: 1800 lượt người được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; 5587 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị. (trong đó: Cử nhân và cao cấp 45, trung cấp 850, bồi dưỡng 4692 lượt người); 6600 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ (trong đó: Trên đại học 180, đại học 1250, bồi dưỡng 5170 lượt người); 375 lượt người được đào tạo ngoại ngữ tiếng Anh (145 trình độ A, 170 trình độ B, 60 trình độ C); 700 lượt người được đào tạo về tin học (370 trình độ cơ sở, 330 trình độ nâng cao).
- Cán bộ, cơng chức cấp xã: 1929 lượt người được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; 1350 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính
trị. (trong đó: Trung cấp 350, bồi dưỡng 900 lượt người); 1830 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên mơn, nghiệp vụ (trong đó: Đại học 160, trung cấp 570, bồi dưỡng 1100 lượt người); 350 lượt người được đào tạo về tin học cơ sở.
Kết quả 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 113/2006/UBND ngày 15/2/2006 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức và cán bộ chính quyền cơ sở của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 như sau:
- Cơng chức hành chính: 1948 lượt người được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, đạt 100,7% kế hoạch; 9189 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt 103.2% kế hoạch; 642 lượt người được đào tạo về tin học, đạt 124% kế hoạch.
- Viên chức sự nghiệp: 1878 lượt người được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, đạt 104% kế hoạch; 5677 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, bằng 101,6% kế hoạch; 6700 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt 101,5% kế hoạch).
- Cán bộ, công chức cấp xã: 1934 lượt người được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, đạt 100,2% kế hoạch; 1400 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, bằng 103% kế hoạch ; 1889 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt 103% kế hoạch; 450 lượt người được đào tạo về tin học cơ sở, bằng 128% kế hoạch.
- 3616 đại biểu HĐND và Uỷ viên UBND cấp huyện, cấp xã khoá 2004-2009 được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đạt 100% kế hoạch.
- Mở 30 lớp Hội nhập kinh tế quốc tế với số lượng 3600 người cho cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, qua 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
của tỉnh Bắc Ninh cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động của hệ thống chính trị và chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra:
- Các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng thực hiện được trong 5 năm 2006 - 2010 đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch. Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, đồng thời cũng đạt các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu trong Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đánh giá của các cơ quan, đơn vị, trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức sau khi tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, công vụ ngày càng cao của cơ quan, đơn vị.
- Công tác kế hoạch đã dần đi vào nề nếp, hàng năm các cơ quan, đơn vị đều tiến hành khảo sát nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức của cơ quan, đơn vị mình. Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
- UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như: Quyết định số 66/2008/QĐ-UBND ngày 14/5/2008 quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 57/2006/QĐ-UBND ngày 23/5/2006 về việc ban hành quy định quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức.
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Chủ động liên hệ với các cơ sở đào tạo ở Trung ương để mở một số lớp mới như: Kỹ năng hành chính, kỹ năng hoạt động công vụ và đạo đức công chức, hội nhập kinh tế quốc tế, kỹ năng lãnh đạo nhằm giúp đội ngũ cán bộ, công chức từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
- Cải tiến hình thức mở lớp: Tổ chức các lớp học lồng ghép có nhiều nội dung; đưa các lớp đào tạo tin học xuống cơ sở (huyện, xã, trường học, bệnh viện…), do vậy tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cán bộ, công chức, viên chức trong việc tham gia các lớp tin học.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Cơ quan quản lý đào tạo (Sở Nội vụ), cơ quan tài chính (Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh), cơ quan tổ chức lớp (các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố) và các cơ sở đào tạo (Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, Trường Cao đẳng Sư phạm, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, …) khá chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt kết quả và hiệu quả cao.
Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Một số cơ quan, đơn vị việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện cịn có năm chậm, kết quả cịn hạn chế.
- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ chưa thật sự gắn kết