Các nhân tố thuộc về kết cấu kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 57)

2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ Ở BẮC NINH

2.1.2. Các nhân tố thuộc về kết cấu kinh tế xã hộ

Về kinh tế: Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá đang phát triển, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là cơng nghiệp nơng thơn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt hệ thống 61 làng nghề truyền thống như: đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình), sắt thép (Đa Hội - Từ Sơn), gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), giấy (Phong Khê - thành phố Bắc Ninh)... Những làng nghề ở Bắc Ninh đã và đang trở thành thế mạnh và tiềm năng lớn đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh. Đồng thời với hàng loạt địa danh gắn liền với di tích lịch sử - văn hố và con người Kinh Bắc, Bắc Ninh là tiềm năng cho phát triển dịch vụ du lịch lịch sử văn hoá.

Về xã hội: Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số Bắc Ninh là 1.038.229 người, mật độ dân số toàn tỉnh là 1.262 người/km2 gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số Thủ đơ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; phân bố chủ yếu ở nơng thôn tỷ lệ khá cao chiếm 74,1%, với dân số 769.725 người. Dân số thành thị tuy hàng năm có tăng nhưng đến năm 2010 vẫn chiếm tỷ lệ thấp đạt 23,9% [23]. Trong bối cảnh mới, cơ cấu dân số của tỉnh còn đang rất trẻ: năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động chiếm 62,8% trong tổng số dân đặt ra yêu cầu vừa cố gắng giữ gìn, phát triển các nghề truyền thống, vừa tiếp thu khoa học cơng nghệ hiện đại với óc sáng tạo, năng lực cải tiến, hình thành thêm nhiều ngành nghề, tạo ra cục diện mới trong phân công và sắp xếp lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho người lao động.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh những năm qua chuyển dịch theo hướng tích cực, mức độ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP nhanh hơn so với bình quân cả nước: năm 2006 cơ cấu nông nghiệp là 21,31%, công nghiệp xây dựng 49,51%, dịch vụ 29,18% thì đến

năm 2010 cơ cấu là 10,45% - 59,68% - 29,87% (xem biểu đồ 2.1). Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế

Nguồn: [23].

Trong 5 năm 2006 - 2010, đời sống dân cư ở Bắc Ninh có bước cải thiện đáng kể: GDP bình qn đầu người tăng bình quân mỗi năm 27,9%, năm 2010 ước đạt 1.802 USD; nhiều cơng trình phúc lợi cơng cộng, hạ tầng kỹ thuật quan trọng được xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi về cho các hoạt động giao lưu hàng hố, giao thơng vận tải, thơng tin và viễn thông.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w