Giải pháp tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ công chức quản ký kinh tế

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 127 - 133)

- Công nghiệp + XD 31479,2 74241,0 Nông, lâm nghiệp4749,86959,

3.2.5. Giải pháp tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ công chức quản ký kinh tế

Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ công chức quản ký kinh tế

Trong Kết luận số 37-KL/TW ngày 02.02.2009 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, đã khẳng định:

Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về cơng tác cán bộ. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính trị; tiếp

tục cải tiến quy trình cơng tác nhân sự của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội. Mở rộng và phát huy dân chủ trong công tác cán bộ [1].

Trên tinh thần đó, theo tác giả trong thời gian tới các cấp ủy Đảng cần đổi mới sự lãnh đạo trong cơng tác cán bộ nói chung và cơng tác xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế theo các nội dung sau:

- Quán triệt quan điểm đồng bộ, hệ thống trong công tác cán bộ.

Đổi mới công tác cán bộ bao gồm nhiều mặt: Xác định tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, quản lý, chính sách cán bộ...; trong sử dụng cán bộ, chú ý tính đồng bộ từ bố trí, sắp xếp, đề bạt đến luân chuyển cán bộ; trong quản lý cán bộ, chú ý cả theo dõi, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật lẫn giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra đối với cán bộ; trong đào tạo cán bộ: có đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng thêm; chú ý đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo; trong quy hoạch cán bộ, đã chú ý cả số lượng, chất lượng đối với từng loại, từng cấp cán bộ, quy hoạch theo yêu cầu trước mắt và lâu dài, nhiều người dự bị cho một chức danh, nhiều chức danh cho một người dự bị,...

Trong khi chú ý tính nhiều mặt như vậy, cần phải nhận thức được đúng vị trí của từng khâu cơng tác cán bộ: đánh giá cán bộ là tiền đề; quy hoạch là cơ sở; đào tạo là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, thường xuyên, lâu dài; luân chuyển là khâu đột phá; chính sách cán bộ đúng đắn là cơng cụ quan trọng; quản lý cán bộ một cách khoa học là nhiệm vụ thường xuyên; sử dụng, phát huy cán bộ là mục tiêu xuyên suốt.

- Đẩy mạnh dân chủ hố cơng tác cán bộ.

Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ - đây là vấn đề có tính ngun tắc. Song, việc thực hiện ngun tắc đó lại địi hỏi phải dân chủ hóa cơng tác cán bộ. Giữa bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng và dân chủ hố trên lĩnh vực cơng tác cán bộ không mâu thuẫn nhau. Đảng lãnh đạo để dân chủ được phát huy đúng hướng. Dân chủ hố cơng tác cán bộ xuyên suốt tất cả các khâu, các mối quan hệ, nhưng quan trọng nhất là

bầu cử và bổ nhiệm cán bộ. Trong bầu cử, bổ nhiệm cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa vai trò quyết định tập thể cấp ủy với vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

- Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách.

Trong cơ chế kinh tế ở thời kỳ trước đổi mới, do tuyệt đối hố sở hữu chung đã dẫn tới tình trạng “cha chung khơng ai khóc"; trong cơng tác cán bộ, cả trước đây và hiện nay chúng ta vẫn khẳng định vai trò quyết định của tập thể cấp uỷ dẫn tới tình trạng nếu đề bạt sai, bổ nhiệm sai thì khơng có cá nhân nào chịu trách nhiệm cụ thể. Do vậy, cần nêu cao hơn nữa trách nhiệm của những người giới thiệu, người đề cử để cấp uỷ xem xét. Trách nhiệm này kéo dài trong suốt thời gian cán bộ được giới thiệu và được cấp uỷ chấp nhận đề nghị đề bạt, bổ nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao ở lần bổ nhiệm, đề bạt đó. Nếu có sai phạm mà nguyên nhân là do giới thiệu nhầm, cán bộ giới thiệu phải chịu trách nhiệm. Về cấp giúp việc thủ trưởng và cấp dưới, nên để thủ trưởng lựa chọn, cấp uỷ cho ý kiến. Như thế, người giúp việc thủ trưởng (cấp phó) và cấp dưới sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp trưởng, trước cấp trên; sự đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm trên cơ sở nhiệm vụ được phân công giữa cấp trưởng và cấp phó sẽ tốt hơn.

- Cấp ủy Đảng lãnh đạo nhưng khơng bao biện, làm thay chính quyền trong công tác cán bộ.

Thời gian qua, một số cấp ủy Đảng cịn ơm đồm q nhiều việc trong công tác cán bộ, kể cả những việc sự vụ như quyết định nâng lương, quyết định cho hưởng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ cấp ủy quản lý. Có lúc, có nơi việc ra nghị quyết đề bạt, bổ nhiệm, điều động cán bộ diện Ban Thường vụ quản lý ở khối nhà nước do Ban Thường vụ tự quyết định, không dựa trên cơ sở đề nghị của Ban cán sự Đảng UBND cùng cấp. Điều này là vi phạm nguyên tắc của Đảng, không phát huy vai trò, trách nhiệm của UBND, Chủ tịch UBND và người đứng đầu các cơ

quan quản lý nhà nước ở địa phương và làm rắc rối, trùng lắp về trình tự tiến hành, kéo dài thời gian thực hiện.

Thời gian tới, cấp ủy Đảng không nên ôm đồm, bao biện, làm thay chính quyền. Cấp ủy Đảng lãnh đạo thơng qua việc ban hành những chủ trương, chính sách về cơng tác cán bộ như: ban hành tiêu chuẩn cán bộ, quy chế bổ nhiệm cán bộ, quy chế đánh giá cán bộ, phê duyệt quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ quản lý; Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công chức lãnh đạo ở khối nhà nước thuộc diện Ban Thường vụ quản lý phải trên cơ sở đề xuất của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức và UBND cùng cấp; Các công việc sự vụ như nâng lương, cử đi học nên phân cấp, giao quyền chủ động để Chủ tịch UBND xem xét, quyết định.

5. KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Một trong những nguồn lực quan trọng nhất thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh và mạnh hơn đó là nguồn nhân lực. Đội ngũ cơng chức quản lý kinh tế là bộ phận quan trọng trong nguồn nhân lực, có tác động mạnh mẽ tới sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và mỗi địa phương.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, đề tài luận văn được lựa chọn nghiên cứu trong giới hạn của tỉnh Bắc Ninh và từ những kết quả khảo sát, phân tích thực trạng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh cho phép chúng tôi rút ra kết luận sau:

Một là, tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở những lợi thế về điều kiện tự nhiên,

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Đó là cơ hội hết sức to lớn nhưng đồng thời cũng là những nhiệm vụ và thách thức rất nặng nề địi hỏi phải giải quyết một cách có hiệu quả. Trách nhiệm chính đang đặt lên vai đội ngũ cán bộ, cơng chức của tỉnh nói chung và đội ngũ cơng chức quản lý kinh tế của tỉnh nói riêng.

Hai là, việc xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế ngang tầm

nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn là việc làm vừa cơ bản, vừa cấp bách và là cơng việc khó khăn, thường xuyên và lâu dài của Đảng, Nhà nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Từ những cơ sở lý luận về đội ngũ công chức quản lý kinh tế, qua tham khảo kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của một số địa phương trong nước và từ thực trạng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh, luận văn đã rút ra những mặt mạnh, mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

Ba là, luận văn đề xuất 5 nhóm giải pháp, trong mỗi nhóm có các giải

pháp cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn có căn cứ khoa học, thực tiễn và có tính khả thi nhằm xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới. Các giải pháp cần có sự phối hợp đồng bộ với nhau và giữa các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan trực tiếp làm công tác tổ chức cán bộ các cấp.

Tuy nhiên, do khả năng của tác giả và thời gian có hạn, luận văn khơng tránh khỏi có những khiếm khuyết. Rất mong được các nhà khoa học, các nhà quản lý góp ý để luận văn được hồn thiện, góp phần thiết thực vào thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cơng chức quản lý kinh tế nói riêng và đội ngũ cán bộ, cơng chức của tỉnh Bắc Ninh nói chung./.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 127 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w