- Lĩnh vực kinh tế tổng hợp 229 35,
2.3.2.2. Hạn chế về số lượng, chất lượng đội ngũ công chức quản lý kinh tế
kinh tế
Số lượng công chức quản lý kinh tế của tỉnh cịn ít so với nhu cầu. Là tỉnh mới được tái lập do chia tách trong xu thế cải cách hành chính, tinh giản biên chế do đó việc đề nghị Trung ương tăng thêm biên chế công chức cho tỉnh là rất khó khăn. Hàng năm, tỉnh được Trung ương bổ sung chỉ tiêu biên chế công chức chỉ bằng 20% số lượng mà HĐND tỉnh đã thông qua.
Chất lượng đội ngũ cơng chức quản lý kinh tế về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ còn thấp hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ cơng chức hành chính của tỉnh; chưa đồng đều giữa các cơ quan: cấp huyện có chất lượng thấp hơn nhiều so với cấp tỉnh. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu vẫn cịn tương đối phổ biến. Trình độ đào tạo cao nhưng thiếu chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quản lý kinh tế chuyên ngành; yếu về kiến thức kinh tế thị trường, kinh tế đối ngoại và đặc biệt khả năng thực về ngoại ngữ là rất kém trong khi chứng chỉ thì tương đối đầy đủ. Năng lực triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở một bộ phận cơng chức quản lý kinh tế cịn yếu. Ở một số lĩnh vực cịn có sự chồng chéo trong xây dựng quy chế, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân công chức, dẫn đến thực hiện cơng việc khơng chun mơn hố, phong cách làm việc thiếu khoa học.
Một bộ phận cơng chức trình độ thấp, năng lực yếu hoặc tinh thần trách nhiệm chưa cao. Một bộ phận công chức lãnh đạo, quản lý chưa được đào tạo cơ bản, hệ thống. Một số công chức chuyển biến tư duy còn chậm, còn chủ quan, làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, khơng chịu khó học tập nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm dẫn đến bất cập trong xử lý cơng việc, nhất là những tình huống mới phát sinh từ thực tiễn. Cá biệt có cơng chức thiếu ý thức rèn luyện tu dưỡng nên vi phạm chính sách, pháp luật hoặc các nguyên tắc của Đảng phải xử lý kỷ luật. Một số cơ quan, đội ngũ công chức lãnh đạo
chủ chốt và lãnh đạo phòng, ban đều ở độ tuổi cao, khó bảo đảm tính kế thừa liên tục trong đơn vị.