Đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 46)

Đào tạo là q trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học [19]. Đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho họ lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo... một cách có hệ thống để chuẩn bị cho họ thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân cơng lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách. Kết quả và trình độ được đào tạo (trình độ học vấn) của một người cịn do việc tự đào tạo của người đó thể hiện ra ở việc tự học và tham gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút kinh nghiệm của người đó quyết định. Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao. Tuỳ theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân biệt đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp. Hai loại này gắn bó và hỗ trợ cho nhau với những nội dung do đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của tình trạng khoa học, kỹ thuật và văn hoá của đất nước. Khái niệm giáo dục nhiều khi bao gồm cả các khái niệm đào tạo. Có nhiều dạng đào tạo: Đào tạo cấp tốc, đào tạo chuyên sâu, đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, đào tạo từ xa, v.v...

Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc [19]. Khái niệm bồi dưỡng cũng dùng gần như khái niệm đào tạo, nhiều trường hợp, hai khái niệm đào tạo và bồi dưỡng được sử dụng đồng thời. Nếu đào tạo là q trình làm cho con người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định thì bồi dưỡng làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. Nghĩa là hai hoạt động này đều hướng tới cùng một mục tiêu nhưng có điểm khác là, đào tạo đi từ cái chưa có thành có hoặc cái chưa đủ "chuẩn" thành đủ "chuẩn; cịn bồi dưỡng làm tăng thêm giá trị cái đã có, cũng là q trình tác động đến con người nhằm làm cho họ có thêm những kiến thức, kỹ năng nhưng ở mức độ thấp hơn, với các hình thức chủ yếu thông qua các lớp tập huấn hoặc cập nhật kiến thức với thời gian ngắn hơn nhiều so với quá trình đào tạo.

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức:

- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ. - Góp phần xây dựng đội ngũ cơng chức chun nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.

Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức:

- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch cơng chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

- Kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

- Đề cao vai trò tự học và quyền của cơng chức trong việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm.

- Bảo đảm cơng khai, minh bạch, hiệu quả.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước: + Lý luận chính trị;

+ Chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành;

+ Tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. - Nội dung bồi dưỡng ở ngoài nước:

+ Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành;

+ Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng:

Đào tạo, bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.

Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:

- Tập trung. - Bán tập trung. - Vừa làm vừa học. - Từ xa.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w