2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ Ở BẮC NINH
2.2.1.1. Xác định biên chế và cơ cấu công chức
Từ trước đến nay, nhà nước ta vẫn chưa xây dựng và ban hành được định mức biên chế trong các cơ quan quản lý nhà nước. Việc phân bổ biên chế cho các cơ quan, đơn vị chủ yếu dựa vào những cảm tính chủ quan, dựa nhiều
vào thế lực và mối quan hệ, thực hiện theo cơ chế xin cho giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới là chủ yếu. Điều đó đã dẫn đến sự mất cân bằng giữa các cơ quan với nhau, đã dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực là hiện tượng phổ biến trong mỗi cơ quan, tổ chức.
Mặt khác, do chưa xây dựng được cơ cấu công chức nên việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng cơng chức cũng chưa có cơ sở khoa học. Có những nhiệm vụ cần phải sử dụng cơng chức có kiến thức, trình độ tay nghề cao thì lại được bố trí cơng chức khơng có kiến thức hoặc chưa được đào tạo chính thức về chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp ở các vị trí và trách nhiệm được phân cơng đảm nhiệm, dẫn đến rất khó khăn trong q trình thực hiện nhiệm vụ được giao, cơng việc trì trệ, khơng hồn thành hoặc hồn thành với hiệu quả, chất lượng khơng cao. Ngược lại, có những cơng chức có trình độ chun mơn cao, được đào tạo cơ bản về các kỹ năng nghề nghiệp thì lại được bố trí những cơng việc đơn thuần, sự vụ, dẫn đến khơng có mơi trường để thể hiện hết năng lực chun mơn. Việc bố trí mất cân đối về cơ cấu ngạch công chức đã dẫn đến nhiều cơ quan có số lượng cơng chức ở các ngạch cao chiếm tỷ lệ lớn, điều đó đồng nghĩa với việc nhà nước phải chi trả tiền lương cao cho những cơng chức này, trong khi đó đáng lý chỉ cần sử dụng cơng chức ở ngạch thấp hơn, với mức tiền lương thấp hơn mà vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng tốt.
Nhận thức được những vấn đề trên, xuất phát từ yêu cầu quản lý, từ năm 2002 với sự hỗ trợ của Dự án SIDA’99 - Bộ Nội vụ, tỉnh Bắc Ninh đã thí điểm thực hiện Đề tài “Xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, cấp tỉnh của tỉnh Bắc Ninh” và là tỉnh tiên phong trong cả nước thực hiện công việc mới mẻ này. Bằng phương pháp đo lường, phân tích cơng việc, các chun gia đã đề xuất định mức biên chế và cơ cấu công chức tương đối khoa học, hợp lý đối với các Sở, ngành và UBND cấp huyện làm điểm, được Bộ Nội vụ và Hội đồng khoa học của tỉnh nghiệm thu, đánh giá cao. Một số nội dung kiến nghị đã được Bộ Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố chấp nhận áp dụng trong thực tiễn như:
- Số lượng chỉ tiêu biên chế cho Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện: Trước khi xây dựng cơ cấu cơng chức, Phịng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện chỉ được giao 6 - 8 biên chế hành chính. Trong khi đó, các huyện sử dụng lên đến 14 - 16 người, bằng cách trưng tập một số cán bộ, giáo viên từ các trường lên. Sau khi xây dựng cơ cấu công chức, số biên chế hành chính phù hợp là 9 -11 người. Bộ Nội vụ đã giao bổ sung chỉ tiêu biên chế hành chính để Phịng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện có từ 9 - 11 biên chế. Đồng thời UBND các huyện, thị xã cũng tiến hành bố trí sắp xếp lại đội ngũ cơng chức theo tinh thần trên.
- Việc bố trí chun viên chính tại các cơ quan chun mơn thuộc UBND cấp huyện: Trước khi xây dựng cơ cấu công chức, công chức ở các cơ quan chuyên môn cấp huyện không được cử đi dự thi nâng ngạch lên chuyên viên chính và tương đương. Kết quả nghiên cứu xây dựng cơ cấu công chức đã chỉ ra một số cơ quan chun mơn cấp huyện cũng cần có chun viên chính, những năm gần đây công chức một số cơ quan chuyên môn cấp huyện đã được cử đi dự thi nâng ngạch lên chuyên viên chính và tương đương (Phịng Nội vụ, Phịng Lao động - TBXH, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Văn phịng, Phịng Cơng Thương,…).
Tuy nhiên, do có sự thay đổi về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cấp huyện theo Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 13 và 14/2008/NĐ-CP đã thay thế Nghị định số 171 và 172/2004/NĐ-CP). Mặt khác, do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội trong những năm qua cũng tác động, làm thay đổi đáng kể yêu cầu quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực. Vì vây, kết quả xây dựng cơ cấu cơng chức ở tỉnh Bắc Ninh đã khơng cịn phù hợp, cần phải xác định lại.
Trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm và vấn đề xây dựng cơ cấu cơng chức, xác định vị trí việc làm là một yêu cầu bắt buộc đã được quy định trong Luật Cán bộ công chức, năm 2011 tỉnh Bắc Ninh đang triển khai thực hiện Đề án xây dựng cơ cấu cơng chức, xác định vị trí việc làm trong các cơ quan
hành chính cấp tỉnh và cấp huyện. Đề án này tiếp tục được Dự án hỗ trợ cải cách hành chính UNDP - Bộ Nội vụ hỗ trợ và tỉnh Bắc Ninh cũng là tỉnh duy nhất trong cả nước được Dự án hỗ trợ thực hiện nội dung này.
Việc xây dựng cơ cấu cơng chức, xác định vị trí việc làm mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Cụ thể là:
- Là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế. Xây dựng cơ cấu cơng chức, xác định vị trí việc làm đã chỉ rõ cơ quan, đơn vị cần bố trí bao nhiêu biên chế và cơ cấu về trình độ chun mơn, chun ngành, cơ cấu ngạch công chức một cách khoa học, hợp lý, hạn chế lãng phí nguồn nhân lực.
- Là căn cứ trong cơng tác tuyển dụng, bố trí, sắp xếp và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức. Việc tuyển dụng, bố trí, cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào cơ cấu công chức của cơ quan, đơn vị. Vị trí việc làm nào thiếu thì phải tuyển dụng, bố trí cơng chức một cách phù hợp, đáp ứng u cầu của vị trí việc làm cịn thiếu đó. Vừa qua, Sở Nội vụ đã có hướng dẫn các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đăng ký nhu cầu thi tuyển công chức năm 2011 theo từng vị trí việc làm.
- Là cơ sở trong việc cử công chức dự thi nâng ngạch, bổ nhiệm vào ngạch công chức. Theo quy định của pháp luật, từ năm 2011 trở đi, việc tổ chức thi nâng ngạch phải thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh. Để thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh thì điều kiện cần thiết phải có là cơ quan, đơn vị phải xây dựng được cơ cấu công chức. Từ năm 2012, Bộ Nội vụ sẽ không phân bổ chỉ tiêu thi nâng ngạch đối với các cơ quan chưa xây dựng được cơ cấu công chức.
Thực hiện có kết quả đề án xây dựng cơ cấu cơng chức và xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh sẽ tạo cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng trong công tác tuyển dụng và quản lý, sử dụng đội ngũ cơng chức hành chính nói chung và đội ngũ cơng chức quản lý kinh tế của tỉnh nói riêng trong những năm tới.
2.2.1.2. Tuyển dụng
Thi hành Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10.10.2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15.01.2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10.10.2003 của Chính phủ về chế độ cơng chức dự bị; Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10.10.2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước; Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15.01.2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10.10.2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, công tác tuyển dụng công chức ở tỉnh Bắc Ninh đã được thực hiện thơng qua hình thức thi tuyển.
Từ năm 2006 đến năm 2009, UBND đã tổ chức 3 đợt thi tuyển công chức và công chức dự bị (không kể thi tuyển, xét tuyển viên chức), với số lượng công chức được tuyển dụng mới là 187 người. Trong đó, số lượng cơng chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế là 92 người, chiếm 49,2% tổng số công chức tuyển mới. Từ năm 2010, do Luật Cán bộ, cơng chức bắt đầu có hiệu lực nhưng văn bản hướng dẫn về thi tuyển công chức ban hành chậm nên tỉnh Bắc Ninh chưa tổ chức thi tuyển công chức theo tinh thần Luật Cán bộ, công chức. Hiện nay, Sở Nội vụ mới tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thi tuyển công chức năm 2011 và sẽ tổ chức thi vào quý I năm 2012.
Nhìn chung, việc tổ chức thi tuyển công chức ở tỉnh Bắc Ninh cơ bản thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05.10.2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch cán bộ, cơng chức; đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, đảm bảo nghiêm minh, công bằng, công khai, dân chủ và chất lượng.
Để tổ chức mỗi kỳ thi, UBND tỉnh thành lập một Hội đồng thi tuyển gồm 05 thành viên:
- Giám đốc Sở Nội vụ làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng;
- Trưởng phịng Cán bộ cơng chức, Sở Nội vụ làm Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng;
- Các ủy viên khác là đại diện Lãnh đạo Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp. Giúp việc Hội đồng thi có Ban Thư ký, Ban Coi thi, Ban Chấm thi. Ngồi ra, để kỳ thi tuyển cơng chức được khách quan, nghiêm túc, UBND tỉnh còn quyết định thành lập Ban Giám sát kỳ thi (theo Quy chế thi tuyển cơng chức khơng có tổ chức này).
Người đăng ký dự thi tuyển công chức phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
- Tuổi của người dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi. Trường hợp người dự tuyển là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn nhưng khơng q 45 tuổi;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
- Đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục [15].
Người dự thi công chức phải tham dự 03 bài thi bắt buộc, gồm: bài thi viết về kiến thức quản lý hành chính nhà nước, bài thi viết ngoại ngữ một trong năm ngoại ngữ thông dụng (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung), bài thi trắc nghiệm tin học.
Về đối tượng ưu tiên trong thi tuyển, tỉnh Bắc Ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ đó là:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
- Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động, người có học vị tiến sĩ về chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
- Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nơng thơn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.
- Cán bộ, cơng chức cấp xã nếu có thời gian làm việc liên tục tại các cơ quan, tổ chức cấp xã từ 36 tháng trở lên thì được cộng thêm 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển [17].
Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh cịn có chính sách tuyển thẳng đối với người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ; người có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung loại giỏi, xuất sắc, có cam kết cơng tác lâu dài từ 10 năm trở lên ở tỉnh Bắc Ninh. Người được tuyển thẳng còn được ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần với mức 20 triệu - 10 triệu - 5 triệu đồng tương ứng với tiến sĩ - thạc sĩ - đại học loại giỏi, xuất sắc [10]. Từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã tuyển dụng theo chính sách này được 3 tiến sĩ, 72 thạc sĩ, 126 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về tỉnh công tác.
Tuy nhiên, trong công tác tuyển dụng cơng chức của tỉnh Bắc Ninh cũng cịn một số hạn chế: nội dung thi còn nặng về kiến thức quản lý hành chính chung chung, khơng gắn với chun mơn của từng vị trí việc làm cần tuyển; chủ yếu là kiến thức học thuộc lịng, do đó kết quả thi chưa phản ánh đúng năng lực chuyên môn của người dự thi; tình trạng trình độ, chuyên ngành đào tạo của người được tuyển dụng không phù hợp với cơ cấu công chức theo yêu cầu thực tế của cơ quan, đơn vị; hiện tượng tiêu cực trong thi
tuyển mặc dù đã được cố gắng ngăn chặn nhưng vẫn chưa triệt để; cá biệt có cơ quan khơng bố trí cơng tác cho người trúng tuyển vì lý do người trúng tuyển khơng phải là người đang làm hợp đồng tại cơ quan đó.
2.2.1.3. Sắp xếp, bố trí, sử dụng
Nhìn chung, việc sắp xếp, bố trí cơng chức của các cơ quan, đơn vị cơ bản dựa trên chuyên môn đào tạo, năng lực, sở trường, kinh nghiệm công tác của mỗi công chức.
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25.01.2002 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW ngày 02.4.2002 của Ban Tổ chức Trung ương về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã xây dựng Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 14.6.2002 về việc thực hiện Nghị quyết, mở hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh để quán triệt Nghị quyết, Hướng dẫn của Trung ương và Kế hoạch của Tỉnh uỷ, đồng thời chỉ đạo các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo tiến hành từng bước, thận trọng, tạo sự nhất quán về nhận thức trong cấp uỷ, tổ chức đảng và trong cán bộ, đảng viên, nhằm bảo đảm sự ổn định và phát triển.
Năm 2004, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị để rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Qua sơ kết đã đánh giá việc luân chuyển cán bộ được xuất phát từ yêu cầu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và bảo đảm đúng quy trình, dân chủ, cơng khai; có phương án giải quyết các trường hợp cán bộ liên quan ở cả nơi cán bộ đến và