Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 53)

Nhận thức đánh giá cán bộ là khâu quan trọng, là tiền đề, căn cứ để thực hiện các khâu khác trong công tác cán bộ, những năm qua, Tỉnh ủy Ninh Bình ln coi trọng cơng tác đánh giá cán bộ.

Về nội dung, tiêu chí đánh giá cán bộ, tỉnh Ninh Bình đã bám sát tiêu chuẩn cán bộ được quy định tại Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), các nghị quyết về công tác cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH và nội dung, tiêu chí đánh giá cán bộ theo Hướng dẫn số 11-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, cụ thể như sau:

Lấy hiệu quả công tác làm thước đo chủ yếu: Cấp ủy dựa vào kết quả hồn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, thơng qua cơng việc thể hiện sự tín nhiệm trước tập thể, trong quần chúng. Đồng thời, xem xét khả năng đoàn kết, quy tụ, phát huy quyền làm chủ và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của người lãnh đạo, quản lý.

Về phẩm chất chính trị: Đánh giá việc tổ chức quán triệt, cụ thể hóa đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vận dụng vào lĩnh vực được phân công phụ trách; bảo vệ, thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý thức học tập để nâng cao trình độ.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Đánh giá việc thực hiện quy định những điều đảng viên không được làm; quy định đảng viên đang công tác về giữ mối liên hệ và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú (theo Quy định số 115- QĐ/TW và Quy định số 76- QĐ/TW của Bộ Chính trị). Nhận thức, thực hiện vai trò tiền phong gương mẫu, về tác phong công tác, ý thức trách nhiệm đối với công việc; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong ngành và địa phương mình phụ trách; tun truyền, vận động, giáo dục gia đình và người thân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Xem xét chiều hướng và khả năng phát triển của cán bộ: Trong quá trình nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ, đối chiếu với việc phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, điểm yếu, sự tiến bộ so với năm trước và nhận định chiều hướng phát triển của cán bộ trong tương lai.

Quá trình thực hiện đánh giá cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban của Tỉnh ủy để tổng hợp và cung cấp đầy đủ thông tin giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá, xếp loại cán bộ thuộc diện quản lý bảo đảm sát thực, kịp thời.

Trên cơ sở các tiêu chí và thực tế cơng tác cán bộ của tỉnh, năm 2006 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình ban hành quy trình nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, gồm 6 bước như sau:

Bước 1: Dự thảo nhận xét, đánh giá, xếp loại.

Bước 2: Xin ý kiến tập thể Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Đảng đồn HĐND tỉnh và các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể.

Bước 3: Các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào dự thảo lần thứ 2 đối với tất cả cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.

Bước 4: Tham khảo ý kiến của cán bộ được nhận xét, đánh giá, xếp loại. Bước 5: Báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy ý kiến của các đồng chí cán bộ được đánh giá.

Bước 6: Ký và gửi nhận xét, đánh giá, xếp loại đến cán bộ.

Quá trình thực hiện nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ, cơng chức ở Ninh Bình được tiến hành cơng phu, thận trọng, đồng bộ, đúng ngun tắc, bảo đảm quy trình, có căn cứ, thấu tình đạt lý; hạn chế và khắc phục những biểu hiện ngại va chạm, nể nang, né tránh, “dĩ hoà vi quý”. Kết quả đánh giá cán bộ, công chức đã giúp tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ được chính xác, đồng bộ và hiệu quả hơn [4].

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w