2.4 Cơ sở hình thành và mơ hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1 Cơ sở hình thành các yếu tố tạo động lực làm việc đối với người lao động
từ nghiên cứu trong và ngoài nước
Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố tác động đến động lực người lao động
TT Các yếu tố Nội dung ý nghĩa Các cơng trình đã nghiên cứu
1 Công việc thú vị Công việc yêu cầu kỹ năng, năng lực, tác động tích cực đến tinh thần, giúp nâng cao khả năng của người thực hiện.
Kovach (1987), Islam và Ismal (2008). 2 Công việc ổn định/ Sự an tồn trong cơng việc/Ổn định trong công việc Sự đảm bảo có việc làm và thu nhập lâu dài cho người lao động.
Kovach (1987), Islam và Ismal (2008), Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011). 3 Lương cao/Tiền
lương/Thu nhập và phúc lợi.
Phần tiền người lao động nhận được tương xứng với năng lực và trách nhiệm công việc nhằm đảm bảo nhu cầu
cuộc sống.
Herzberg (1959), Kovach (1987), Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011), Trần Thị Hoa (2014). 4 Được đánh giá/công
nhận/ghi nhận đầy đủ. Người lao động được ghi nhận, đánh giá thành tích khi hồn thành cơng việc.
Maslow (1943), Herzberg (1959), Kovach (1987).
5 Thương hiệu và uy tín cơng ty/ Thương hiệu và văn hóa cơng ty/Văn hóa doanh nghiệp.
Sự ghi nhận, thừa nhận hình ảnh của tổ chức, được ghi nhận từ nội bộ và bên ngoài. Hệ thống các giá trị niềm tin được chia sẻ, định hình chính sách cơng ty.
Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011), Trần Kim Dung & Trần Thị Hoa (2014).
6 Sự chủ động trong công việc/ Sự tự chủ trong công việc.
Người lao động được quyền chủ động đưa ra quyết định trong giới hạn trách nhiệm công việc đang đảm nhận.
Kovach (1987), Bùi Thị Minh Thu & Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014).
7 Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp/Đào tạo và thăng tiến
Người lao động được đào tạo và phát triển kỹ năng cá nhân nghề nghiệp trong tương lai. Có cơ hội thăng tiến lên một vị trí cao hơn trong cơng việc đi kèm cùng trách nhiệm.
Maslow (1943), Kovach (1987), Lưu Thị Bích Ngọc (2013), Trần Thị Hoa (2013).
TT Các yếu tố Nội dung ý nghĩa Các cơng trình đã nghiên cứu
8 Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị/Chính sách kỷ luật và các thủ tục.
Sự khéo léo xử lý của lãnh đạo, cấp trên trong việc xác định vấn đề, góp ý, phê bình nhân viên khi mắc sai phạm.
Kovach (1987).
9 Quan hệ công việc/ Quan hệ với đồng nghiệp/ Đồng nghiệp
Thể hiện sự hợp tác giúp đỡ nhau trong công việc, ln hịa đồng, gắn bó và quan tâm nhau.
Nguyễn Ngọc Lan Vy & Trần Kim Dung (2011), Bùi Thị Minh Thu & Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014). 10 Quản lý trực tiếp/
Phong cách lãnh đạo/Sự giúp đỡ của cấp trên giải quyết vấn đề cá nhân.
Người lao động sẽ nể phục lãnh đạo/cấp trên khi họ quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ công việc, các vấn đề khó khăn, phân công giao nhiệm vụ công bằng…
Kovach (1987), Bùi Thị Minh Thu & Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014).
11 Điều kiện làm việc/Môi trường làm việc
Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vệ sinh an toàn lao động, thời gian làm việc…cho công việc.
Maslow (1943), Herzberg (1959).
(Nguồn: Người viết tổng hợp)
Dựa trên bảng tổng hợp nghiên cứu mà người viết tham khảo được, trong bài nghiên cứu này người viết tập hợp các yếu tố xuất hiện phổ biến tại các nghiên cứu và tiến hành đề xuất sơ bộ các yếu tố tác động đến động lực làm việc như sau:
(1) Công việc thú vị/ Sự chủ động trong công việc/ Sự tự chủ trong công việc. Người viết kế thừa và đề xuất thành yếu tố “Đặc điểm công việc”.
(2) Công việc ổn định/ Sự an tồn trong cơng việc/Sự ổn định trong công việc. Tác giả gộp chung lại thành yếu tố “Công việc ổn định”.
(3) Được đánh giá/công nhận/ghi nhận đầy đủ. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất thành yếu tố “Khen thưởng”.
(4) Lương cao/Tiền lương/Thu nhập và phúc lợi. Trong bài nghiên cứu này, các yếu tố trên được tác giả đề xuất yếu tố “Thu nhập và phúc lợi”.
(5) Điều kiện làm việc/Môi trường làm việc. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất gộp thành yếu tố “Điều kiện làm việc”.
(6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp/Đào tạo và thăng tiến. Các yếu tố này được tác giả đề xuất gộp thành yếu tố “Đào tạo và thăng tiến”.
(7) Quan hệ công việc/ Quan hệ với đồng nghiệp/ Đồng nghiệp. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất gộp thành yếu tố “Quan hệ đồng nghiệp”.
(8) Quản lý trực tiếp/ Phong cách lãnh đạo/Sự giúp đỡ của cấp trên giải quyết
vấn đề cá nhân. Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị/Chính sách kỷ luật và các thủ tục.
Trong bài nghiên cứu, tác giả đề xuất gộp thành yếu tố “Phong cách lãnh đạo”. (9) Thương hiệu và uy tín cơng ty/ Thương hiệu và văn hóa cơng ty/Văn hóa
doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất gộp thành yếu tố
“Thương hiệu và văn hóa cơng ty”.