Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 25 - 28)

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời, thực tiễn là tiêu chuẩn, thƣớc đo của lý luận. Thực tiễn kiểm nghiệm để khẳng định tính đúng đắn, phù hợp quy luật hoặc bác bỏ một luận điểm nào đó lỗi thời khơng phù hợp thực tiễn. Mặt khác, thực tiễn cũng là tấm gƣơng phản chiếu để phát triển lý luận. Trong đời sống pháp luật, thực tiễn xét xử đã khẳng định hòa giải là một biện pháp truyền thống quan trọng mang tính phổ biến trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Điều đó đƣợc thể hiện ở những điểm sau đây:

- Chế định hòa giải là biện pháp truyền thống giải quyết có hiệu quả các vụ việc dân sự.

Chế định hịa giải đƣợc hình thành một cách khách quan trƣớc yêu cầu của đời sống kinh tế, xã hội và chịu sự tác động sâu sắc của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, tập quán trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, làng xã trong nền văn minh lúa nƣớc là nơi hội tụ của những ngƣời nông dân với một cơ cấu cộng đồng bền chặt. Ở một vùng đất thiên tai khắc nghiệt và

nạn ngoại xâm ln rình rập, nhân dân ta ln ý thức sâu sắc về sức mạnh đoàn kết cộng đồng. Chỉ có đồn kết mới có thể đấu tranh chiến thắng thiên tai và dịch họa để tồn tại và phát triển. Mỗi con ngƣời từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời khơng thể sống thiếu tình làng nghĩa xóm. Họ có thể "bán anh em xa" nhƣng phải "mua láng giềng gần" để "tắt lửa tối đèn có nhau". Tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái bao trùm các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống thƣờng ngày, mâu thuẫn tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng là tất yếu khơng thể tránh khỏi. Hịa giải trở thành một biện pháp quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn. Thơng qua hịa giải, mọi ngƣời thấy đƣợc lẽ phải, điều hay, giải quyết kịp thời không để tranh chấp nhỏ trở thành lớn, đơn giản trở thành phức tạp. Chế định hịa giải góp phần tăng cƣờng sự hiểu biết và hịa hợp chứ khơng tăng thêm sự căng thẳng, đối đầu giữa các bên tranh chấp, góp phần ngăn ngừa sự phát sinh tội phạm và tranh chấp phát triển phức tạp, giữ gìn sự hịa thuận n vui cho từng gia đình, làng xóm, sự hịa hợp của cộng đồng dân tộc, tạo nên nội lực phát triển bền vững của đất nƣớc. Trong điều kiện đó, chế định hịa giải đã hình thành một cách khách quan vì nhu cầu đồn kết đấu tranh cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, cộng đồng.

Tháng 9/1945, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, việc giữ gìn truyền thống đồn kết từ lâu đời, tình cảm giữa ngƣời với ngƣời là một trong những mục tiêu đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm hàng đầu. Để giải quyết tốt các mâu thuẫn thƣờng ngày xảy ra trong đời sống xã hội sao cho có tình có lý và vẫn giữ gìn đƣợc tình đồn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Với ý nghĩa đó, chế định hòa giải đã đƣợc duy trì và khơng ngừng phát triển. Từ chỗ là một hiện tƣợng mang tính cá biệt, do cá nhân "cao niên, đức trọng" thực hiện trong từng đơn vị tụ cƣ, hòa giải đã trở thành hiện tƣợng mang tính phổ biến, đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận, đƣợc điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật. Từ đó, chế định hịa giải là một vấn đề nhất thiết phải đƣợc đặt ra trong TTDS và trở thành một chế định quan trọng trong pháp luật TTDS, điều đó vừa phù hợp với mục tiêu chính trị của Nhà nƣớc, vừa phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc.

Ngày nay, chế định hòa giải trong TTDS đƣợc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đáp ứng với yêu cầu của đời sống xã hội đặt ra.

- Chế định hòa giải vụ việc dân sự phù hợp xu thế chung của thời đại

Một thực tế không thể phủ nhận đƣợc là hòa giải - một biện pháp giải quyết các tranh chấp truyền thống đã tồn tại trong chiều dài lịch sử của nhân loại. Chế định hòa giải các tranh chấp góp phần tơn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của con ngƣời trong đời sống dân sự và là biện pháp giải quyết tranh chấp bảo đảm hịa bình, an ninh quốc gia trong quan hệ với cộng đồng quốc tế.

Trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc Châu Á nhƣ Trung Quốc, Inđônêxia, Philipin, Thái Lan..., chế định hòa giải đã đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt chú trọng duy trì và phát huy vai trị trong việc giải quyết các tranh chấp trong nội bộ cộng đồng dân cƣ. Trong hoạt động của các cơ quan xét xử, hòa giải đƣợc xác định là biện pháp quan trọng để giải quyết các vụ việc dân sự.

Ở Trung Quốc, chế định hòa giải đã đƣợc áp dụng trong hoạt động của Tòa án từ trƣớc năm 1949. Từ sau khi thành lập nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tháng 10/1949, chế định hòa giải vẫn đƣợc coi trọng và ngày càng phát triển. Điều 9 Luật TTDS Trung Quốc (1991) quy định: "Tòa án nhân dân giải quyết các vụ việc dân sự phải tiến hành hòa giải theo nguyên tắc tự nguyện và kíp pháp, trƣờng hợp khơng hịa giải đƣợc thì phải kịp thời xét xử" [62]. Chƣơng 8 của Luật này (từ Điều 85 đến Điều 91) đã quy định chi tiết về trình tự và thủ tục hịa giải. Hịa giải góp phần tích cực trong việc giải quyết các tranh chấp, "có tác dụng tốt cho việc phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, có lợi cho sức mạnh tổng hợp quốc gia" [62].

Bộ luật Tố tụng dân sự Đài Loan cũng quy định chặt chẽ thủ tục hòa giải các vụ việc dân sự. Theo quy định của Mục 4 Bộ luật này, tịa án có quyền tiến hành thƣơng lƣợng ở bất cứ giai đoạn nào nếu thấy có hy vọng hịa giải đƣợc [63].

Ở Singapore, hệ thống tòa án tƣ pháp đƣợc chia thành 3 cấp: tòa án tối cao, tòa án cấp cao và tịa án khu vực. Trong đó, tịa án khu vực đƣợc giải quyết các tranh chấp có hạn ngạch tới 10.000 đơ la Singapore. "Phần lớn các tranh chấp

ở đây đƣợc giải quyết bằng cách hòa giải. Thời gian giải quyết rất nhanh chóng. Nếu ngƣời Singapore thì khoảng 2 tuần, cịn nếu khách du lịch thì chỉ khoảng 2 ngày" [64, tr. 30]. Có thể thấy rằng, hịa giải là một biện pháp giải quyết các tranh chấp hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển của Singapore.

Ở nhiều nƣớc phát triển, các quy định về hòa giải là chế định quan trọng của pháp luật TTDS. Điều 21 Mục 8 BLTTDS của Cộng hòa Pháp cũng đã xác định: "Thẩm phán có trách nhiệm hòa giải các bên đƣơng sự" [24]. Hiện nay, trƣớc yêu cầu của đời sống xã hội, một trong năm vấn đề cải cách TTDS của Pháp là tăng cƣờng, khuyến khích hịa giải, thỏa thuận - một biện pháp truyền thống trong việc giải quyết các tranh chấp của tòa án.

Trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế diễn ra mạnh mẽ, giao lƣu dân sự kinh tế ngày càng phát triển đa dạng, đan xen và phức tạp, việc giải quyết các tranh chấp nói chung và các vụ việc dân sự nói riêng bằng biện pháp hòa giải đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng để giải quyết hịa bình, thân thiện các tranh chấp, góp phần bảo đảm cho các quan hệ dân sự, kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

Ở Việt Nam, hịa giải khơng chỉ là một biện pháp truyền thống giải quyết có hiệu quả các vụ việc dân sự, mà còn là một biện pháp giải quyết các vụ việc dân sự phù hợp với xu thế chung của thời đại, tạo dựng lòng tin trong giao lƣu dân sự, kinh tế khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)