Nội dung thỏa thuận giữa các đƣơng sự không trái pháp luật và đạo đức xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 54 - 56)

luật và đạo đức xã hội

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hòa giải. Sự tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên sự thỏa thuận của các bên trong hịa giải cũng khơng phải là ngoại lệ, nhất là các thỏa thuận này đƣợc hình thành có sự chứng kiến của Tịa án. Vì bản chất của hòa giải trong TTDS là việc Tòa án hƣớng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt đƣợc thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện. Nội dung thỏa thuận giữa các đƣơng sự chứa đựng quyền và lợi ích của các bên tranh chấp. Nhà nƣớc chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Do đó, mọi thỏa thuận trái pháp luật đều không đƣợc pháp luật thừa nhận, khơng có giá trị pháp lý. Pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thỏa thuận của mỗi cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận này trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, cũng đồng nghĩa với việc thỏa thuận của các bên đang xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, của ngƣời thứ ba và của cộng đồng xã hội. Vì vậy, nội dung thỏa thuận đó sẽ khơng đƣợc pháp luật bảo vệ.

Những nguyên tắc hịa giải vụ việc dân sự nêu trên khơng trái với các quy định tại chƣơng XX BLTTDS theo Điều 311 BLTTDS thì việc hịa giải đối với việc dân sự cũng đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc trên nhằm bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của các bên.

Theo quy định của Điều 5 và điểm b khoản 2 Điều 180 BLTTDS nội dung thỏa thuận của đƣơng sự không đƣợc trái pháp luật và đạo đức xã hội. Nhƣng theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 122 BLDS có hiệu lực pháp luật quy định: "Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội" [32]. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Trái pháp luật là không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, ở hai khái niệm này đã có sự khơng thống nhất giữa BLTTDS và BLDS năm 2005 về nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự. Sở dĩ có sự khơng thống nhất nhƣ vậy là vì khi ban hành BLTTDS, BLDS năm 1995 vẫn đang có hiệu lực, Điều 5 BLTTDS đƣợc xây dựng dựa trên Điều 131 BLDS năm 1995. Theo Điều 131 BLDS năm 1995 thì một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là: " Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật và đạo đức xã hội". Nhƣng đến ngày 01/01/2006 thì BLDS năm 1995 hết hiệu lực và thay vào đó là BLDS năm 2005 có hiệu lực thi hành. Việc quy định khơng thống nhất nhƣ vậy sẽ rất khó cho đƣơng sự trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng nhƣ việc ra quyết định của Tòa án. Nhƣ vậy, quy định của BLDS năm 2005 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam về "hoàn thiện chế độ bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc cơng dân đƣợc làm những gì mà pháp luật khơng cấm". Vì thế, cần sửa đổi các quy định của BLTTDS về nguyên tắc hòa giải cho phù hợp với quy định của Điều 122 BLDS năm 2005. Điều này một mặt sẽ mở rộng các quyền tố tụng của đƣơng sự, mặt khác, tạo sự phù hợp với quy định của Điều 122 BLDS năm 2005. Điều này một mặt sẽ mở rộng các quyền tố tụng của đƣơng sự, mặt khác, tạo sự phù hợp giữa luật TTDS với luật dân sự [16].

Tuy nhiên, các nguyên tắc hòa giải đƣợc quy định tại Điều 180 BLTTDS chƣa bao quát hết đƣợc các tình huống xảy ra. Trên thực tế đối với một số vụ án ly hơn, hịa giải tranh chấp về tài sản hoặc tranh chấp về thừa kế

tài sản, các đƣơng sự thỏa thuận về việc phân chia tài sản, giá trị tài sản và đề nghị Tịa án cơng nhận nhƣng giá trị tài sản mà họ thỏa thuận thấp hơn so với giá thị trƣờng. Vậy Tịa án có quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của đƣơng sự hay không? Theo tôi, nếu công nhận sự thỏa thuận của đƣơng sự trong trƣờng hợp này có thể dẫn đến việc gây thiệt hại cho ngƣời thứ ba nếu thỏa thuận của đƣơng sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, đồng thời gây thất thu về án phí cho Nhà nƣớc. Hoặc trong trƣờng hợp đƣơng sự là cơ quan tổ chức, ngƣời đại diện của đƣơng sự đã lợi dụng thỏa thuận gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của đƣơng sự thì Tịa án cũng khơng thể công nhận sự thỏa thuận này. Vì vậy, cần bổ sung thêm nội dung của nguyên tắc tiến hành hòa giải và sửa nguyên tắc hòa giải cho phù hợp với Điều 122 BLDS.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)