Giai đoạn từ năm 1945 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 28 - 32)

Cách mạng tháng Tám thành cơng đã xóa bỏ chính quyền nhà nƣớc thực dân phong kiến, lập ra nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa là Nhà nƣớc độc lập, dân chủ thực sự của nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của đất nƣớc ta. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của chế độ mới nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong quản lý của Nhà nƣớc, các văn bản cịn tản mạn, chƣa quy định hồn chỉnh mọi vấn đề về hòa giải:

- Trong thời kỳ này do Nhà nƣớc chƣa thể xây dựng ngay đƣợc các văn bản pháp luật mới nên Sắc lệnh 47/SL ngày 10/10/1945 quy định: "Cho đến khi xây dựng đƣợc bộ luật mới thì những luật lệ cũ vẫn tạm thời đƣợc sử dụng nếu không trái với nguyên tắc độc lập của nƣớc Việt Nam và chính thể cộng hịa" [2]. Nhƣ vậy, trong giai đoạn này, vấn đề hòa giải vẫn áp dụng theo các quy định của chế độ cũ. Ở giai đoạn này, hòa giải chƣa đƣợc quy định thành một chế định trong TTDS. Trong luật lệ cũ ban hành trƣớc năm 1945, hòa giải cũng đƣợc coi là một thủ tục tố tụng bắt buộc, chẳng hạn theo quy định của Bộ Bắc Kỳ pháp viện biên chế thì đối với các việc hộ và thƣơng sự, nhiệm vụ chính của Chánh án Tịa án sở thẩm là hịa giải, hịa giải khơng thành mới đƣa ra xét xử và đối với những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp, Chánh án Tòa án sơ cấp cũng thử hòa giải rồi lập hồ sơ gửi Tòa án cấp trên.

Sau Cách mạng tháng Tám thành cơng, thể lệ hịa giải cũng đƣợc giữ lại và cũng đƣợc coi là một giai đoạn tố tụng bắt buộc. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chế định này trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc và pháp luật Việt Nam có thể thấy vị trí và tầm quan trọng của chế định hịa giải trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự.

Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về hòa giải là Sắc lệnh số 13 ngày 21/01/1946 về tổ chức Tịa án, trong đó Điều 3 Sắc lệnh quy định: "Ban tƣ pháp xã có quyền hịa giải tất cả các việc dân sự và thƣơng mại. Nếu hòa giải đƣợc Ban tƣ pháp xã có thể lập biên bản hịa giải có các ủy viên và những đƣơng sự ký" [3].

Sau đó, Điều 4 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 về việc ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân cơng giữa các nhân viên trong Tịa án quy định rằng biên bản hịa giải thành chỉ có hiệu lực tƣ chứng thƣ. Tại Điều 12 Sắc lệnh số 51/SL quy định: "Những việc kiện dân sự và thƣơng mại thuộc thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp đều phải giao trƣớc về ơng Thẩm phán sơ cấp thử hịa giải" [4]. Từ các quy định về hịa giải cho thấy, vai trị của cơng tác hịa giải đã đƣợc nhìn nhận ngay từ những văn bản pháp luật đầu tiên về thủ tục tố tụng.

Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tƣ pháp đến năm 1950 đƣợc cải cách bởi Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố tụng quy định. Điều 9 Sắc lệnh quy định: "Tòa án nhân dân hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thƣơng mại kể cả việc xin ly dị trừ những vụ kiện mà theo luật pháp đƣơng sự khơng có quyền điều đình" [5]. Theo Điều 10 của Sắc lệnh này biên bản hịa giải thành là một cơng chứng thƣ có thể đem chấp hành ngay. Tuy nhiên, cho đến lúc biên bản hòa giải đƣợc chấp hành xong nếu Biện lý xét thấy biên bản ấy xâm phạm đến trật tự chung thì có quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền sửa đổi hoặc bác bỏ điều hai bên đã thỏa thuận. Hạn kháng cáo là 15 ngày tròn kể từ ngày phòng Biện lý nhận đƣợc biên bản hòa giải thành.

Nhƣ vậy, với các văn bản pháp luật quy định về hòa giải trong giai đoạn này nổi bật một số vấn đề sau: Cơ quan có thẩm quyền hịa giải là Ban tƣ pháp xã và TAND cấp huyện. Các vụ án phải hòa giải là tất cả các vụ án về dân sự, thƣơng mại và ly hôn, trừ những việc khơng đƣợc hịa giải. Biên bản hịa giải thành do Ban tƣ pháp xã lập có hiệu lực tƣ chứng thƣ. Biên bản hịa giải thành do Tòa án lập có hiệu lực là một cơng chứng thƣ, có thể đem ra thi hành ngay.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc biên bản hòa giải thành, phòng Biện lý có quyền kháng cáo u cầu Tịa án sửa đổi hoặc bác bỏ những điều hai bên đã thỏa thuận, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo.

Nhƣ vậy, đặc trƣng của chế định hòa giải trong giai đoạn này là Tòa án khơng ra quyết định mà chỉ lập biên bản hịa giải thành, đồng thời chỉ có phịng Biện lý và ngƣời có liên quan có quyền kháng cáo cịn ngun đơn và bị đơn khơng có quyền này.

Một trong những điểm lớn trong tổ chức Tòa án là việc ban hành Luật Tổ chức TAND năm 1960. Luật Tổ chức TAND 1960 cụ thể hóa Hiến pháp 1959 quy định thẩm quyền của TAND nhƣ sau: TAND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tƣơng đƣơng có nhiệm vụ hịa giải những tranh chấp về dân sự…và hƣớng dẫn cơng tác hịa giải ở xã và khu phố [29].

Pháp lệnh Tổ chức Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và tổ chức TAND địa phƣơng năm 1961 ngày 23/03/1961 quy định: "Tòa án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tƣơng đƣơng có thẩm quyền hịa giải những việc tranh chấp về dân sự" [59].

Đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 ra đời đã quy định cụ thể về hòa giải trong trƣờng hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hịa giải. Tịa án có thể trực tiếp thực hiện việc hịa giải hoặc giao lại cho tổ hòa giải tiến hành với sự theo dõi hƣớng dẫn của Tòa án.

Luật Tổ chức TAND năm 1960 và Thông tƣ số 1080 ngày 25/9/1961 đã quy định TAND huyện ngoài nhiệm vụ hịa giải thì cịn có nhiệm vụ xây dựng và hƣớng dẫn các tƣ pháp xã thực hiện hòa giải, dàn xếp các đƣơng sự và nhân dân.

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn này thành tựu đạt đƣợc là hòa giải đã đƣợc coi là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Nhƣng do đất nƣớc trong tình trạng chiến tranh, chế định hịa giải chƣa có điều kiện hồn thiện nên vẫn cịn bộc lộ rất nhiều hạn chế, bất cập lớn nhất là Tòa án chỉ lập biên bản hịa giải thành mà khơng ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đƣơng sự nên kết quả hịa giải khơng có hiệu lực buộc các bên phải thi hành, dẫn đến nhiều trƣờng hợp Tòa án vẫn phải mở phiên tòa xét xử sau khi đã lập biên bản hịa giải thành do các bên khơng tự nguyện thi hành thỏa thuận hoặc các bên tự ý thay đổi thỏa thuận.

Để khắc phục những bất cập của chế định hòa giải trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ việc dân sự, ngày 30/11/1974, TANDTC đã ra Thông tƣ số 25/TATC hƣớng dẫn việc hịa giải trong TTDS [43]. Thơng tƣ đã quy định thẩm quyền, trình tự, phƣơng pháp hòa giải các vụ việc dân sự. Các quyết định cơng nhận việc hịa giải thành đều có hiệu lực nhƣ bản án. Đƣơng sự, Viện kiểm sát có quyền kháng cáo, kháng nghị. Ngƣời đệ tam (ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) có quyền chống quyết định cơng nhận của Tịa án cấp sơ thẩm. Nếu quyết định cơng nhận việc hịa giải thành

đã có hiệu lực pháp luật nhƣng phát hiện có sai lầm thì vụ kiện sẽ đƣợc xét xử theo trình tự giám đốc thẩm.

Đối với quyết định chƣa có hiệu lực pháp luật: Nếu chỉ một mình ngƣời đệ tam chống quyết định thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định sơ thẩm, Tòa án sẽ thụ lý đơn và giải quyết về khoản mà ngƣời đệ tam chống quyết định.

Nhƣ vậy, Thông tƣ số 25/TATC của TANDTC hƣớng dẫn việc hòa giải trong TTDS đã đánh dấu một bƣớc phát triển quan trọng của chế định hịa giải. Thơng tƣ đã quy định rõ ràng chi tiết về thẩm quyền hòa giải, phạm vi hòa giải, thủ tục và phƣơng pháp hòa giải, đáp ứng đƣợc yêu cầu cấp thiết cho Tòa án tiến hành hòa giải để giải quyết vụ án đạt hiệu quả cao.

Năm 1975, đất nƣớc hoàn toàn thống nhất. Các văn bản pháp luật trong giai đoạn này đã đƣợc nâng cao không chỉ về mặt nội dung mà cả về hình thức, hiệu lực pháp lý. Về lĩnh vực hòa giải các vụ án dân sự cũng đã đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhƣ: Thông tƣ số 81-TAND ngày 24/7/1981 của TANDTC hƣớng dẫn các Tòa án địa phƣơng giải quyết các tranh chấp về thừa kế [44]; Thông tƣ số 06-TTLN ngày 30/12/1986 của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn về thẩm quyền và thủ tục giải quyết ly hôn giữa công dân Việt Nam và một bên cơng dân nƣớc ngồi chƣa có hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về vấn đề hơn nhân và gia đình với Việt Nam.

Nhƣ vậy, mặc dù các quy định về hòa giải các vụ việc dân sự đã từng bƣớc đƣợc hồn thiện. Tuy nhiên, các quy định về hịa giải này vẫn chƣa có tính hệ thống, chƣa đƣợc quy định thành một chế định riêng mà còn nằm trong nhiều văn bản khác nhau, cịn có sự chồng chéo và hiệu lực pháp lý không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)