Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 34 - 37)

Trong giai đoạn xây dựng đất nƣớc hiện nay, trƣớc yêu cầu phát triển của đời sống kinh tế xã hội, pháp luật TTDS hiện hành đang bộc lộ những bất cập và tồn tại. Sự đổi mới cơ chế và mở cửa đất nƣớc đã thúc đẩy sự ra đời của ba văn bản về thủ tục tố tụng trong lĩnh vực tƣ pháp dân sự: PLTTGQCVADS năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. Với các văn bản pháp luật quy định về hịa giải đã nêu, tơi thấy rằng các quy định về hịa giải này chƣa có tính hệ thống, nằm rải rác ở nhiều văn bản, nhiều điều, khoản khác nhau của các văn bản. Do vậy, trƣớc yêu cầu phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, việc hồn thiện và hệ thống hóa các quy định của hịa giải nói riêng và của pháp luật TTDS nói chung là một địi hỏi cần thiết.

Mặt khác, trên cơ sở kế thừa và phát triển ba Pháp lệnh về thủ tục tố tụng trƣớc đó đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Cộng hòa Pháp, Mỹ, Úc, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… Năm 2004, nhà lập pháp Việt Nam đã xây dựng BLTTDS chung thống nhất. Nhƣ vậy, sau rất nhiều năm tồn tại ba loại thủ tục tố tụng riêng biệt nhƣ là một sự khác biệt so với thế giới, BLTTDS ra đời đã đánh dấu một bƣớc chuyển biến lớn trong lịch sử pháp luật TTDS Việt Nam, khẳng định sự nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập và tiếp thu thành quả của nền văn minh nhân loại.

Ngày 15/6/2004, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 5 đã thơng qua BLTTDS. Bộ luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2005. Đây là một sự kiện quan trọng trong

đời sống pháp luật Việt Nam, đánh dấu bƣớc phát triển mới của pháp luật TTDS. Trong BLTTDS, chế định hòa giải các vụ việc dân sự đƣợc thừa kế và hoàn thiện khắc phục những tồn tại và bất cập của các quy định về hòa giải các vụ việc dân sự trong PLTTGQCVADS, đặc biệt đã thống nhất về trình tự và thủ tục hịa giải các vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh tế, lao động nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp và yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Bộ luật Tố tụng dân sự đã có rất nhiều các quy định về hòa giải nhƣ: nguyên tắc hòa giải (Điều 10); Nguyên tắc tiến hành hòa giải (Điều 180); Những vụ việc dân sự khơng đƣợc hịa giải (Điều 181); Những vụ việc dân sự khơng tiến hành hịa giải đƣợc (Điều 182); Thơng báo về phiên hịa giải (Điều 183); Thành phần phiên hòa giải (Điều 184); Nội dung hòa giải (Điều 185); Biên bản hòa giải (Điều 186); Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự (Điều 187); Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự (Điều 188) [31]. Những quy định này tạo cơ sơ pháp lý mới cho Tòa án trong việc hòa giải các vụ việc dân sự.

Để quy định chi tiết hơn về hòa giải trong TTDS, ngày 12/5/2006, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP hƣớng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về "Thủ tục giải quyết vụ án tòa án cấp sơ thẩm" [48].

Sau hơn năm năm thi hành, BLTTDS đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ XHCN, tăng cƣờng pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm trình tự và thủ tục TTDS dân chủ, cơng khai, thuận lợi cho ngƣời tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động TTDS; bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự đƣợc nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành BLTTDS trong những năm qua cho thấy một số quy định của BLTTDS đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy

định chƣa phù hợp, chƣa đầy đủ và có những cách hiểu khác nhau, chƣa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, chƣa đáp ứng các yêu cầu cam kết quốc tế đa phƣơng và song phƣơng. Một số vấn đề mới phát sinh trong hoạt động TTDS nhƣng BLTTDS chƣa có quy định để điều chỉnh. Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, bảo đảm nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động TTDS đáp ứng ngày càng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ TTDS trong giai đoạn mới, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung BLTTDS hiện hành.

Hơn nữa, sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS là nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, tiếp tục từng bƣớc hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật TTDS nói chung và BLTTDS nói riêng; bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong TTDS đồng thời tạo điều kiện để Tịa án thực hiện tốt cơng tác xét xử.

Ngày 29/3/2011, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nƣớc Cộng hịa XHCN Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS. Ngày 08/4/2011, Chủ tịch nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ký Lệnh số 07/2011/L-CTN công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. So với BLTTDS năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2011 đã sửa đổi, bổ sung 62 điều, bãi bỏ 8 điều liên quan đến bảy phần của BLTTDS và chủ yếu tập trung các vấn đề nhƣ nguyên tắc cơ bản, thẩm quyền của Tòa án, chứng minh và chứng cứ trong TTDS, thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và thủ tục giải quyết việc dân sự. Trong đó, Luật sửa đổi bổ sung chƣa quy định chế định hòa giải thành một chƣơng riêng độc lập, các quy định hòa giải nằm trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm mà chỉ bổ sung một số Điều luật liên quan đến hòa giải cụ thể: Điều 184 về thành phần phiên hòa giải; Điều 185a về phƣơng thức hòa giải.

Chế định hịa giải đã đƣợc kế thừa và hồn thiện khắc phục những tồn tại và bất cập của các quy định về hòa giải vụ việc dân sự, hồn thiện hơn về trình tự, thủ tục hịa giải các vụ việc dân sự nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)