Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và kỹ năng hòa giải cho đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 119 - 124)

- Thủ tục hòa giả

3.4.2.1. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và kỹ năng hòa giải cho đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử

năng hịa giải cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác xét xử

Hòa giải là một thủ tục bắt buộc Tòa án phải tiến hành trƣớc khi xét xử sơ thẩm. Trong giai đoạn này, Thẩm phán là ngƣời đứng ra chủ trì việc hịa giải giữa các bên đƣơng sự. Vì vậy, Thẩm phán có vai trị quan trọng đối với việc hòa giải vụ việc dân sự. Việc đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán là yêu cầu cấp thiết trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Thực tiễn xét xử cho thấy, ngƣời làm công tác xét xử không chỉ nắm vững pháp luật mà cịn phải có kỹ năng nghiệp vụ thơng thạo, hiểu biết xã hội sâu sắc, nắm đƣợc tâm lý của đƣơng sự,... mới có thể tạo dựng lịng tin của các đƣơng sự trong q trình hịa giải. Mặt khác, mỗi loại vụ việc đòi hỏi phƣơng pháp tiến hành khác nhau, hịa giải các vụ u cầu ly hơn khơng thế tiến hành nhƣ hòa giải tranh chấp thƣơng mại... Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng với xu hƣớng hội nhập khu vực và thế giới, quan hệ dân sự, kinh tế ngày càng đa dạng, đan xen, phức tạp. Do đó, địi hỏi ngƣời làm cơng tác xét xử phải thƣờng xuyên cập nhật thơng tin, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

- Nội dung bồi dưỡng, yêu cầu chuyên môn trong công tác hòa giải cho Thẩm phán.

Việc hòa giải thành có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp cho vụ việc sớm đƣợc giải quyết; đảm bảo đƣợc sự đoàn kết, ổn định trong nội bộ nhân dân; tiết kiệm và hạn chế tối đa chi phí về thời gian và tiền bạc cho các bên tranh chấp. Hòa giải các vụ việc dân sự địi hỏi Thẩm phán phải thực sự cơng tâm, là ngƣời bảo vệ công lý, giữ đúng trọng trách của ngƣời trọng tài, tuyệt đối không đƣợc gây sức ép, thiên vị cho một bên trong nào trong tranh chấp.

- Trƣớc khi hòa giải Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ hồ sơ để nắm vững nội dung vụ án, xác định chính xác quan hệ pháp luật cũng nhƣ nguyên nhân dẫn tới sự việc tranh chấp, yêu cầu cụ thể của các bên đƣơng sự, đối chiếu với các quy định của pháp luật xem các yêu cầu đó có điểm nào phù hợp. Đồng thời xác định đầy đủ đƣơng sự tham gia vụ việc; hiểu rõ quy định pháp luật về các nội dung đang tranh chấp; cũng nhƣ tâm tƣ, nguyện vọng và thiện chí hịa giải của các bên tham gia hịa giải để dự đốn phƣơng pháp và mức độ hòa giải... - Thẩm phán phải xây dựng kế hoạch hòa giải cho phù hợp trong đó dự đốn và lập kế hoạch hịa giải cho các bên tranh chấp, xác định những vấn đề gì cần giúp đƣơng sự thỏa thuận, thành phần đƣơng sự cần có mặt khi hịa giải, thời gian, địa điểm thích hợp để tổ chức việc hịa giải có kết quả.

- Thẩm phán phải có kỹ năng hịa giải, đó là khả năng nhận thức những đặc điểm tâm lý bên ngoài và bên trong của các bên tham gia hòa giải; cũng nhƣ việc đánh giá những tranh chấp, những yêu cầu của họ để có thể điều khiển, điều chỉnh, giúp đỡ các bên đang tranh chấp thỏa thuận, thƣơng lƣợng để giải quyết vụ án theo đúng đƣờng lối, chính sách, pháp luật.

- Thẩm phán cần giải thích cho các bên đƣơng sự để họ tự nhận thức đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật; cũng nhƣ giới thiệu các văn bản pháp luật sẽ đƣợc áp dụng giải quyết mối quan hệ đang có tranh chấp để các đƣơng sự có cơ sở đề xuất hƣớng giải quyết tranh chấp.

- Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán căn cứ vào nội dung vụ án để phân tích rõ đúng - sai, phải - trái, thiệt - hơn trong những vấn đề các đƣơng sự đang tranh chấp. Từ đó giúp họ giải tỏa những vƣớng mắc trong tƣ tƣởng, tình cảm; cùng nhau bàn bạc, tìm cách giải quyết tranh chấp. Để thuyết phục đƣợc đối tƣợng, trong q trình phân tích Thẩm phán phải thể hiện đƣợc sự khách quan, vô tƣ, thấu lý đạt tình. Cần tránh những lời lẽ mang tính miệt thị, chỉ trích nặng nề hoặc những hành vi coi thƣờng đƣơng sự có thể gây phản ứng ngƣợc lại từ phía các đƣơng sự.

- Thẩm phán biết đặt mình vào hồn cảnh của đƣơng sự để thuyết phục đƣơng sự. Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự có thể tiến hành hòa giải giữa các bên đƣơng sự trên cơ sở tôn trọng sự tự chủ, tự nguyện của các bên đƣơng sự. Hai bên đƣơng sự trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện tiến hành thƣơng lƣợng, trình bày ý kiến của mình về vụ việc; Thẩm phán chỉ có vai trị triệu tập và chủ trì buổi hịa giải đó.

- Thẩm phán có thể khuyến khích đƣơng sự hịa giải, nhƣng trong q trình hịa giải khơng có bất cứ hành vi nào làm ảnh hƣởng tới việc đƣơng sự tự do biểu đạt ý muốn của mình. Thẩm phán chủ trì hịa giải đó cố gắng hƣớng các bên đƣơng sự thỏa thuận, nhƣờng nhịn lẫn nhau để đạt đƣợc mục đích giải quyết đƣợc tranh chấp mà khơng tạo thêm mâu thuẫn; không để cho các bên đƣơng sự đạt đƣợc thỏa thuận bằng các phƣơng thức nhƣ mặc cả, lừa

gạt, hay uy hiếp lẫn nhau. Nhƣ vậy trái với nguyên tắc các đƣơng sự tự nguyện mà còn làm mất đi vai trị cơng bằng của Thẩm phán.

- Thẩm phán phải giữ vai trò điều khiển, điều chỉnh các bên đƣơng sự trong q trình hịa giải; tạo đƣợc bầu khơng khí tâm lý thuận lợi, cởi mở, hiểu biết và hợp tác với các đƣơng sự và giữa các đƣơng sự với nhau; Thẩm phán phải tích cực phân tích cho các bên thấy nội dung của sự việc, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp.. bằng thái độ khách quan, vô tƣ, khơng áp đặt. Nếu các bên có sự căng thẳng với nhau, Thẩm phán cần nhắc nhở họ một cách nhẹ nhàng, tế nhị, tránh dùng lời lẽ nặng nề, hay thể hiện ủy quyền của tòa án.

- Để đạt đƣợc hiệu quả của cơng tác hịa giải ở một số vụ án Thẩm phán có thể phối hợp với tổ hịa giải, các đồn thể, tổ chức xã hội ở địa phƣơng, cơ quan nơi đƣơng sự công tác, kể cả ngƣời thân, bạn bè của đƣơng sự… làm công tác tƣ tƣởng cho họ để giảm bớt căng thẳng giữa các bên đƣơng sự.

- Qua hòa giải nếu các đƣơng sự tự nguyện thỏa thuận đƣợc mọi vấn đề tranh chấp cần giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán lập biên bản hịa giải thành nêu rõ nội dung sự việc tranh chấp và những vấn đề mà các bên đƣơng sự đã thỏa thuận. Trƣờng hợp các đƣơng sự không thỏa thuận đƣợc, hoặc chỉ thỏa thuận đƣợc một phần những vấn đề có tranh chấp thì Thẩm phán lập biên bản hịa giải khơng thành và quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Nội dung biên bản phải thể hiện rõ đƣợc nguyện vọng, yêu cầu cụ thể của từng đƣơng sự tham gia hịa giải. Từ đó, Thẩm phán có kế hoạch hịa giải tiếp tục hoặc đƣa vụ án ra xét xử.

- Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong hòa giải cho Thẩm phán.

Bồi dƣỡng một số kỹ năng giao tiếp trong hòa giải cho đội ngũ Thẩm phán cụ thể:

+ Phong cách thƣ thái và tự tin tác động đến tâm lý đƣơng sự khi Thẩm phán bƣớc vào phòng hòa giải;

+ Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức xã hội có liên quan đến mâu thuẫn cần phải hòa giải giữa hai bên nhƣng đồng thời cũng thể hiện sự chia sẻ về những tổn thất tâm lý mà mỗi bên đang phải chịu đựng;

+ Luôn mềm dẻo trong giao tiếp để lắng nghe những điều mà bình thƣờng họ không thể thổ lộ với ngƣời thứ ba. Chọn đúng thời điểm thích hợp để tác động đến suy nghĩ, tâm tƣ của mỗi bên để định hƣớng họ.

+ Bộc lộ cử chỉ để các bên có thiện cảm với Thẩm phán, họ nhận thấy đƣợc sự vô tƣ và dễ gần gũi với Thẩm phán khi hòa giải.

+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, mâu thuẫn từ một phía hay cả hai phía, mức độ mâu thuẫn. Những điểm chính của nội dung mâu thuẫn, điểm mâu thuẫn nào là quan trọng, nếu tháo gỡ đƣợc mâu thuẫn này sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự thỏa thuận giải quyết vụ án.

+ Kỹ năng trong hòa giải địi hỏi Thẩm phán phải tự học hỏi thơng qua cách nói chuyện với đƣơng sự nhƣ một kỹ năng có rèn luyện, khắc phục dần những nhƣợc điểm, thuyết phục đƣơng sự theo chức năng nghề nghiệp.

+ Lắng nghe là một kỹ năng cần thiết và quan trọng trong hòa giải, cần nghe để chắt lọc thơng tin hịa giải và khơng cắt ngang mạch trình bày của đƣơng sự làm cho họ bị ức chế về tâm lý, mất sự tin tƣởng đối với Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải.

+ Những thông tin mà Thẩm phán tiếp nhận từ các đƣơng sự phải đƣợc chắt lọc và tổng hợp đúng với ý định mà họ đã trình bày. Điều này giúp cho Thẩm phán chủ động lựa chọn phƣơng án giúp họ giải quyết mâu thuẫn một cách có hiệu quả, đạt kết quả tích cực về lợi ích chung của các bên và cũng là mục đích của phiên hịa giải.

Cùng với hồn thiện nội dung chƣơng trình của Học viện Tƣ pháp về đào tạo nguồn Thẩm phán, Thƣ ký Tòa án, cần xây dựng và hoàn thiện chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên định kỳ cho đội ngũ Thẩm phán, thƣ ký Tòa án theo các chuyên đề nhằm đổi mới kiến thức, trong đó chú trọng bồi dƣỡng kỹ năng hòa giải theo các loại vụ việc nhƣ: tranh chấp về hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế; tranh chấp đất đai; tranh chấp lao động; thừa kế, ly hôn,...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)