Tăng cường hoạt động hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 124)

- Thủ tục hòa giả

3.4.2.2. Tăng cường hoạt động hòa giải ở cơ sở

Tổ hòa giải ở cơ sở là một tổ chức quần chúng rộng rãi, đƣợc hình thành ở các thơn, xóm, bản ấp và các cụm dân cƣ, hàng năm giải quyết kịp thời hàng chục ngàn vụ việc, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, đơn giản, phát triển thành lớn, phức tạp, phòng ngừa tội phạm phát sinh, giữ gìn trật tự kỷ cƣơng xã hội, củng cố khối đoàn kết toàn dân.

Trong giai đoạn xây dựng đất nƣớc hiện nay, trƣớc yêu cầu mở rộng dân chủ ở cơ sở, việc củng cố kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hòa giải ở cơ sở là hết sức cần thiết nhằm góp phần giải quyết các tranh chấp dân sự, giảm bớt các vụ việc tranh chấp phải yêu cầu Tòa án giải quyết đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp. Tuy nhiên, để Tổ hòa giải ở cơ sở phát huy đƣợc vai trị của mình trong đời sống xã hội cần có sự quan tâm lãnh đạo của các tổ chức Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, trong đó các cơ quan tƣ pháp giữ vai trị quan trọng trong việc bồi dƣỡng nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên, đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động của các Tổ hòa giải ở cơ sở. Trong hoạt động hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự, các Tổ hịa giải ở cơ sở cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Tòa án, tƣ pháp địa phƣơng để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)