Bổ sung và sửa đổi nguyên tắc tiến hành hòa giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 113 - 115)

+ Bổ sung nguyên tắc hịa giải phải vừa tích cực vừa kiên trì, mềm dẻo: Ngồi các ngun tắc nêu trên, để có thể hịa giải một cách nhanh chóng,

có hiệu quả, những ngƣời có trách nhiệm hịa giải khơng thể coi hịa giải là một thủ tục mang tính chất hình thức mà cần phải vừa tích cực vừa kiên trì, mềm dẻo khi tiến hành hịa giải. Tịa án có vai trị rất quan trọng đó là giải thích chính sách, pháp luật, kết hợp với giải quyết những vƣớng mắc trong tâm tƣ, tình cảm của đƣơng sự. Từ đó, có thể thay đổi ý thức pháp luật và nhận thức về lợi ích của đƣơng sự, làm cho đƣơng sự có thể thƣơng lƣợng, đàm phán đƣợc với nhau giải quyết những tranh chấp Thẩm phán phải hiểu đƣợc tâm lý của những ngƣời đang có mâu thuẫn, tranh chấp, giữa họ ai cũng có những lý lẽ cho rằng mình đúng và khơng chấp nhận lý lẽ của bên kia. Do đó, khi hịa giải, Thẩm phán phải giúp họ bình tĩnh, tỉnh táo để nhìn nhận ra sự thật, thấy rõ cái đúng, cái sai của cả hai bên. Chỉ khi nào các đƣơng sự hiểu đúng đắn và thơng cảm với nhau thì các đƣơng sự mới tự nguyện cùng nhau giải quyết mọi mâu thuẫn. Việc ngƣời tiến hành hòa giải thiếu những tố chất nhƣ trên sẽ là một nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ án có thể đƣợc giải quyết nhanh chóng bằng con đƣờng hịa giải, song thực tế phải mang ra xét xử, làm cho tình thế ngày càng phức tạp, tốn nhiều thời gian, tiền của. Tuy vậy, cũng không phải bất kỳ vụ án nào cũng cần kéo dài thời gian hòa giải để đạt đƣợc sự thỏa thuận mà trong thực tế khơng thể có đƣợc, phải tùy từng trƣờng hợp cụ thể để vận dụng chế định hòa giải cho linh hoạt và phù hợp.

Trong quá trình hịa giải, Thẩm phán nhận thấy vấn đề khơng thể hịa giải đƣợc thì Thẩm phán cũng cần chủ động để tránh việc tốn chi phí thời gian cho việc hịa giải khơng thành. Vì vậy, hịa giải cần tích cực để có thể giải quyết đƣợc nhanh chóng vụ án, khơng để việc hịa giải kéo dài vơ ích khi khơng có khả năng hịa giải nhƣng lại phải kiên trì giải thích cho đƣơng sự hiểu rõ pháp luật áp dụng giải quyết vụ án và đi sâu giải quyết các vƣớng mắc trong tâm tƣ tình cảm của các đƣơng sự.

+ Bổ sung nguyên tắc bình đẳng, trung thực: Trong quá trình hịa giải,

một u cầu quan trọng là sự bình đẳng của các đƣơng sự. Trong đời sống xã hội, thỏa thuận về giải quyết tranh chấp trong hòa giải không phải lúc nào cũng phân định một cách rõ ràng nhƣ luật định, mà cịn có sự nhƣờng nhịn, bao dung, có lý, có tình. Sự khác nhau về địa vị kinh tế, chính trị, xã hội của các đƣơng sự có thể sẽ dẫn đến trƣờng hợp tự nguyện thỏa thuận nhƣng ở tình thế "kẻ hèn phải nhƣờng ngƣời sang", "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Chính vì vậy, chỉ khi nào có sự bình đẳng trong hịa giải thì khi đó mới có sự tự do, tự nguyện thực sự thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Mặt khác, sự trung thực trong q trình hịa giải cũng hết sức cần thiết để bảo đảm mọi thỏa thuận đúng bản chất của tranh chấp, chống sự thông đồng lừa dối của các đƣơng sự khi thỏa thuận.

Nếu đƣơng sự là cơ quan, tổ chức và việc tham gia tố tụng thông qua ngƣời đại diện của đƣơng sự, mà ngƣời đại diện đã hịa giải với đƣơng sự phía bên kia nhƣng sự thỏa thuận đó thể hiện ngƣời đại diện của đƣơng sự đã lợi dụng để gây thiệt hại đến quyền và lợi ích cho đƣơng sự đƣợc đại diện thì Tịa án cũng khơng thể cơng nhận sự thỏa thuận này.

+ Bổ sung nguyên tắc tơn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, lợi ích của các chủ thể khác và lợi ích của Nhà nước.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 180 BLTTDS về nguyên tắc hòa giải chỉ đƣợc đảm bảo khi có sự bình đẳng và trung thực trong hịa giải thì khi đó mới có sự tự do, tự nguyện, bảo đảm mọi thỏa thuận đúng bản chất của tranh chấp, chống sự thông đồng lừa dối của các đƣơng sự khi thỏa thuận. Mặt khác, sự thỏa thuận của các đƣơng sự ngồi việc phải tự nguyện, có nội dung thỏa thuận khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội, thì cần bổ sung thêm nguyên tắc phải tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và lợi ích của Nhà nƣớc.

+ Sửa đổi nguyên tắc: Nội dung của sự thỏa thuận giữa các đƣơng sự

không vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc đạo đức xã hội. Với quy định của Điều 122 BLDS, các chủ thể trong giao dịch dân sự có thể thực hiện các giao

dịch dân sự nếu mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật và khơng trái đạo đức xã hội đó. Việc quy định nhƣ BLDS là hoàn toàn hợp lý, nó phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ chính trị về chất lƣợng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020, về định hƣớng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế thì "hồn thiện chế độ bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc công dân đƣợc làm những gì mà pháp luật khơng cấm". Vì vậy, cần sửa cụm từ "trái pháp luật" đƣợc quy định trong khoản 2 Điều 181 BLTTDS thành cụm từ "vi phạm điều cấm của pháp luật". Với quy định nhƣ vậy, một mặt đã mở rộng các quyền tố tụng của đƣơng sự, mặt khác, tạo ra sự phù hợp giữa luật TTDS và BLDS.

Như vậy, việc hòa giải cần phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a. Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đƣơng sự, không ai đƣợc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực bắt buộc các đƣơng sự phải thỏa thuận khơng phù hợp với ý chí của mình.

b. Các đƣơng sự bình đẳng và trung thực trong hịa giải.

c. Nội dung của sự thỏa thuận giữa các đƣơng sự không không vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

d. Phải tơn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và lợi ích của Nhà nƣớc.

e. Tịa án hịa giải phải vừa tích cực vừa kiên trì, mềm dẻo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)