Tính hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 49 - 50)

Chế định hịa giải đƣợc coi là hồn thiện không chỉ đƣợc thể hiện ở chỗ đƣợc ban hành dƣới hình thức một hình thức văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý mang tính pháp điển cao, mà quan trọng hơn là phải tiên liệu đƣợc các tình huống xảy ra trong tƣơng lai, phải đi vào cuộc sống, phải làm cho nhân dân nắm đƣợc một cách đầy đủ và hiểu đƣợc nội dung của chế định hòa giải đƣợc ban hành.

Chế định hòa giải đƣợc coi là hoàn thiện cũng phải đƣợc thể hiện thông qua hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật, trong đó đội ngũ Thẩm phán, Thƣ ký Tịa án đóng vai trị cực kỳ quan trọng, do vậy, phải nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, cơng chức ngành Tịa án đặc biệt là đội ngũ Thấm phán.

Chế định hòa giải đƣợc coi là hồn thiện cũng thể hiện thơng qua hiệu quả việc kiểm tra và giám sát thực hiện pháp luật TTDS, xử lý các vi phạm pháp luật. Cần nâng cao năng lực và phẩm chất cho những ngƣời làm công tác kiểm tra, giám sát hoạt động, mở rộng dân chủ, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời những vƣớng mắc, bất cập và xử lý nghiêm mọi vi phạm pháp luật trong q trình hịa giải.

Tính khả thi của chế định hòa giải còn thể hiện ở việc các quy định về hòa giải phải đƣợc ban hành đúng lúc, kịp thời đáp ứng những nhu cầu mà cuộc sống đang đặt ra, đồng thời phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng

pháp luật hiện hành. Khi ban hành chế định hòa giải phải xem xét tới điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc có cho phép thực hiện đƣợc quy định đó hay khơng, đồng thời phải tính đến các điều kiện khác nhƣ tổ chức bộ máy nhà nƣớc, trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức có cho phép thực hiện đƣợc không, dƣ luận xã hội trong việc tiếp nhận quy định về hịa giải đó (ủng hộ hay khơng ủng hộ), trình độ văn hóa và kiến thức pháp lý của nhân dân...

Chất lƣợng của chế định hòa giải là một trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng chế định đạt đƣợc kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo đƣợc khả năng hiện thực hố các quy định hịa giải trong đời sống xã hội. "Pháp luật đƣợc ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quy luật khách quan và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và ở trình độ pháp lý cao: rõ ràng, chính xác và một nghĩa thì tạo cơ sở cho điều chỉnh và tác động pháp luật đạt đƣợc kết quả cao và ngƣợc lại"[38].

Từ những phân tích nêu trên cho thấy các tiêu chí đánh giá chế định hịa giải trong TTDS khơng tách rời nhau, luôn tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Điều này tất yếu dẫn tới việc sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các quy định về hòa giải trong TTDS phải thực hiện việc đảm bảo tất cả các tiêu chí trên. Nếu chỉ nhấn mạnh đến một tiêu chí của chế định hòa giải sẽ làm giảm đi hiệu lực và hiệu quả của nó. Đồng thời việc sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các chế định của pháp luật TTDS, trong đó có các quy định về hòa giải trong TTDS cũng phải tiến hành hoàn thiện đồng bộ, thống nhất các pháp luật khác trong pháp luật TTDS của nƣớc ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)