Tính phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 47 - 48)

Pháp luật là nhu cầu cơ bản, điển hình và có tính phổ biến nhất của đời sống kinh tế - xã hội đƣợc khái qt hóa, mơ hình hóa dƣới hình thức pháp lý cụ thể thơng qua hoạt động lý trí và ý chí của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tính phù hợp của chế định hịa giải phải ln có sự tƣơng quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Do vậy, sự phù hợp của chế định hòa giải với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện vơ cùng quan trọng bảo đảm cho tính khả thi và hiệu quả của pháp luật, sẽ làm cho chế định dễ dàng đƣợc thực hiện, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, trƣờng hợp ngƣợc lại, chế định hịa giải sẽ khó đƣợc thực hiện trên thực tế, thậm chí có thể cản trở hoặc gây ra những thiệt hại nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chế định hịa giải phải phù hợp với tính chất giải quyết vụ việc dân sự. Về bản chất, giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động đƣợc đƣa ra Tòa án giải quyết. Giải quyết việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khơng có tranh chấp, nhƣng có u cầu Tịa án cơng nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Do bản chất của việc giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự là hoàn toàn khác nhau nên chế định hòa giải phải quy định sao cho phù hợp với tính chất từng loại vụ việc dân sự thì việc áp dụng chế định hịa giải sẽ giúp Tòa án dễ dàng hơn trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, các đƣơng sự sẽ thực hiện đƣợc việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trƣớc Tịa án kịp thời và góp phần bảo vệ pháp chế XHCN.

Chế định hịa giải phải phù hợp với nhu cầu của xã hội. Trong xã hội Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều giai tầng khác nhau và lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, giai tầng cũng có sự khác nhau. Để bảo đảm cho xã hội phát triển ổn định thì địi hỏi pháp luật phải quy định một cách sự hài hịa về

lợi ích cơ bản của tất cả các lực lƣợng chủ yếu trong xã hội sao cho có thể chấp nhận đƣợc. Vì vậy, chế định hịa giải phải quy định sao cho tƣơng quan giữa các lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau có đƣợc sự hài hịa và có thể chấp nhận đƣợc, phải làm sao cho lợi ích hợp pháp của tầng lớp xã hội này không xung đột với lợi ích của các tầng lớp khác. Nếu không quan tâm tới sự thống nhất, hài hịa giữa các loại lợi ích của các lực lƣợng khác nhau trong quá trình xây dựng và thực hiện chế định hịa giải có thể dẫn đến nhiều hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội, việc giải quyết các tranh chấp trong xã hội ngày càng khó khăn hơn.

Chế định hịa giải cịn phải phù hợp với mục đích và yêu cầu của việc hòa giải là muốn giải quyết nhanh, dứt điểm các vụ việc dân sự. Trong xã hội ngồi pháp luật cịn có những cơng cụ khác nhƣ đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo..., những công cụ này cùng với pháp luật ln có tác động rất lớn lên các quan hệ xã hội. Sự tác động của các quy phạm xã hội khác nhau lên các quan hệ xã hội luôn khơng giản đơn, chúng có liên quan, ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau. Chế định hịa giải chỉ có thể phát huy đƣợc vai trị, tác dụng của mình một cách tốt nhất khi có sự tác động cùng chiều, phù hợp với những công cụ điều chỉnh khác. Do vậy, chế định hòa giải đòi hỏi phải phù hợp với phong tục, tập quán, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa cao đẹp của nhân dân các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc. Sự phù hợp của chế định hịa giải với đạo đức, văn hóa dân tộc, với thuần phong mỹ tục của đất nƣớc, các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác cũng là một trong những yếu tố phản ánh chất lƣợng của nó, làm cho pháp luật đƣợc tơn trọng và là điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện chế định hòa giải nghiêm minh trên cơ sở tự giác của mọi ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)