Kỹ năng tiến hành hòa giải của ngƣời tiến hành tố tụng còn hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 107 - 109)

- Thủ tục áp dụng trong trường hợp hịa giải thành tồn bộ.

3.1.5. Kỹ năng tiến hành hòa giải của ngƣời tiến hành tố tụng còn hạn chế

hạn chế

- Một số tòa án chưa quan tâm đúng mức đến cơng tác hịa giải, tiến hành một cách phiến diện, hình thức.

Nhiều trƣờng hợp, Thẩm phán chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động hòa giải. Khi đƣợc giao giải quyết vụ án, Thẩm phán chƣa chủ động tìm hiểu kỹ nội dung vụ án, khơng chuẩn bị chu đáo phƣơng án hịa giải nên khi tiến hành hịa giải bị lúng túng, khơng gây đƣợc lịng tin của đƣơng sự, có Thẩm phán tiến hành hịa giải mang tính hình thức, khơng làm cho các đƣơng sự hiểu hết đƣợc những thuận lợi, khó khăn cũng nhƣ quyền và lợi ích của họ trong quá trình giải quyết tranh chấp. Do đó, các đƣơng sự không thống nhất đƣợc với nhau về giải quyết tranh chấp, hòa giải đã không thành và vụ án phải đƣa ra xét xử. Một số Tòa án chƣa quan tâm đúng mức đến công tác hòa giải, rất nhiều tòa án cấp phúc thẩm khơng tiến hành hịa giải theo quy định tại Điều 268 BLTTDS. Do Thẩm phán nhận thức việc hòa giải trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm không phải là bắt buộc nên có nhiều tịa án khơng tiến hành hịa giải.

- Hịa giải đơi khi chưa chú ý đến phong tục tập quán của từng vùng, dân tộc:

Ở nhiều địa phƣơng, đặc biệt ở những vùng dân tộc ít ngƣời, phong tục quán ảnh hƣởng đến tâm lý, cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Yếu tố

tác động đến quá trình hịa giải, địi hỏi ngƣời Thẩm phán cần quan tâm khi tiến hành hòa giải. Ví dụ: một số dân tộc ít ngƣời có tập qn con rể phải nhà vợ ba năm sau đó mới đƣợc đƣa vợ về nhà mình hoặc hai vợ chồng mới cƣới ra ở riêng. Do đó, trong q trình hịa giải các tranh chấp về chia tài sản chung khi ly hôn cần chú ý tới tập quán này để giải quyết khoản bồi thƣờng công sức cho ngƣời chồng đỡ thiệt thịi. Hoặc việc bồi thƣờng mai táng phí của một số dân tộc cũng rất khác nhau mà pháp luật không quy định: ngƣời H'mơng, ngồi chi phí chơn cất cho ngƣời chết còn bao gồm cả rƣợu, thực phẩm để cúng; đối với ngƣời Thái phải kèm theo mấy trăm sải vải trắng đỏ cho ngƣời chết để làm ma; có dân tộc việc chi phí cho đám tang rất tốn kém do đám tang kéo dài nhiều ngày. Vì vậy, khi hòa giải, một số Thẩm phán nắm đƣợc phong tục, tập quán của địa phƣơng, vùng dân tộc ít ngƣời, việc hịa giải không mang hiệu quả cao.

Có nơi, có lúc, Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ án ly hôn lại là ngƣời chƣa có vợ hoặc chƣa có chồng, chƣa có kinh nghiệm cuộc sống gia đình. Vì vậy, khi tiến hành hịa giải đã khơng nắm đƣợc tâm lý của đƣơng sự, khơng có khả năng để giúp các đƣơng sự giải tòa những vƣớng mắc riêng tƣ.

- Kỹ năng hòa giải của một số Thẩm phán còn hạn chế

Một số Thẩm phán khi tiến hành hòa giải còn sơ suất về thủ tục, lúng lúng khi điều hành cuộc hòa giải. Trong nhiều trƣờng hợp, khi tiến hành hòa giải các đƣơng sự căng thẳng về tâm lý, đối đầu nhau trong khi trao đổi, nhƣng Thẩm phán chƣa có phƣơng pháp để giải tỏa căng thẳng, thậm chí phải hỗn hịa giải nhiều lần làm cho đƣơng sự khơng cịn kiên nhẫn để nhìn thẳng vào sự việc, tìm hiểu vƣớng mắc, quyền và nghĩa vụ của mình trong tranh chấp, thiếu tin tƣởng vào khả năng hòa giải để giải quyết vụ án.

Nhiều trƣờng hợp, Thẩm phán chịu trách nhiệm giải quyết vụ án còn coi nhẹ cơng tác hịa giải, chƣa chủ động tìm hiểu nội dung vụ án nên khi tiến hành hòa giải bị lúng túng, không xác định đƣợc nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn dẫn đến khơng giải quyết kịp thời khơng khí căng thẳng

giữa các đƣơng sự. Ngồi ra, ở một số nơi Tịa án tiến hành hịa giải một cách hình thức, chiếu lệ cho đúng thủ tục... nên hiệu quả hịa giải khơng cao [25].

Việc áp dụng chế định hòa giải trong những năm qua cho thấy các quy định về hịa giải cịn chƣa có tính hệ thống, tính tồn diện. Mặt khác, một số quy định về hòa giải còn chƣa cụ thể, đầy đủ chƣa phù hợp, mâu thuẫn. Tình trạng này đã dẫn đến khó khăn khi tiến hành hịa giải và giải quyết kết quả hòa giải, khơng bảo đảm sự thống nhất trong q trình hịa giải các vụ việc dân sự. Mặt khác, trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, quan hệ dân sự ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Xu hƣớng đan xen các quan hệ dân sự kinh tế diễn ra sâu rộng. Những quy định về TTDS hiện hành, trong đó có các quy định về hịa giải đang bộc lộ những bất cập, vì vậy rất cần phải hồn thiện chế định hịa giải.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)