Khái niệm hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 41 - 44)

GIẢI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.2.1. Khái niệm hồn thiện chế định hịa giải trong pháp luật tố tụng dân sự tụng dân sự

Trong giai đoạn xây dựng đất nƣớc hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội trong điều kiện tồn tại lâu dài nhiều thành

phần kinh tế đã đặt ra những tiền đề cơ bản cho sự vận động và phát triển của các quan hệ xã hội. Sự phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội là bản chất của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Đồng thời, Nhà nƣớc ta đang xây dựng một Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, thực hiện quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội bằng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đƣợc tôn trọng. Sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Hiến pháp 2013, BLDS năm 2005 và Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã đặt cơ sở định hƣớng cho sự phát triển của đời sống xã hội.

Những tiền đề kinh tế, xã hội, pháp lý này đòi hỏi cấp thiết xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật TTDS nói riêng trong đó có chế định hịa giải. Việc hồn thiện chế định hòa giải là nhằm khắc phục những vƣớng mắc, tồn tại trong các quy định hiện hành về hòa giải các vụ việc dân sự, đồng thời, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động hịa giải của TAND các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.

Xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật ln là vấn đề đƣợc Ðảng và Nhà nƣớc ta dành sự quan tâm đặc biệt. Tại Nghị quyết Ðại hội lần thứ XI của Ðảng đã chỉ rõ:

Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nƣớc ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Ðảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội... Tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc [7]. Chế định hịa giải cần đƣợc hồn thiện theo hƣớng tôn trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự, nâng cao trách nhiệm của Tòa án trong việc hoạt động hòa giải các vụ việc dân sự. Các quy định về hòa giải phải bảo đảm cho đƣơng sự đƣợc tự do, tự nguyện hòa giải và thỏa thuận về giải quyết các tranh

chấp, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp, khơi dậy truyền thống "tƣơng thân, tƣơng ái", đoàn kết của dân tộc Việt Nam và phù hợp với sự phát triển của quá trình hội nhập khu vực và thế giới.

Pháp luật TTDS nói chung và chế định hịa giải trong TTDS nói riêng, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Cho nên, khi trong xã hội xuất hiện những điều kiện, tiền đề làm thay đổi các yếu tố này thì pháp luật tất yếu cần phải thay đổi phù hợp với các yếu tố khách quan, chủ quan mới. Hồn thiện chế định hịa giải khơng chỉ xuất phát từ thực trạng của chế định hòa giải mà còn là yêu cầu về xây dựng và hồn thiện pháp luật TTDS nói chung. Việc hồn thiện chế định hòa giải trong TTDS sẽ tạo cơ sở pháp lý trong việc thực hiện cơng tác hịa giải tại Tịa án.

Hoàn thiện, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ - Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa thì: "Hồn thiện là tốt hồn tồn" [67]. Khái niệm về hoàn thiện này chƣa thể hiện đƣợc mục đích của việc hồn thiện đối với chế định hòa giải trong TTDS thể hiện trong đề tài luận văn. Muốn hồn thiện chế định hịa giải phải dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá mức độ hoàn thiện của chế định hịa giải, từ đó đƣa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hồn thiện chế định hịa giải đƣợc tốt hơn. Vì vậy, việc hồn thiện chế định hịa giải đƣợc hiểu nhƣ sau:

Hồn thiện chế định hịa giải là phải có đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hòa giải nhƣ: nguyên tắc hòa giải, thành phần hịa giải, nội dung, trình tự, thủ tục…nhằm điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội phát sinh trong q trình hịa giải. Tất cả các quy định về hòa giải cũng nhằm điều chỉnh các hoạt động hòa giải của Tòa án, thiết lập một trật tự pháp luật với một cơ chế điều chỉnh phù hợp, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho Tịa án và đƣơng sự trong q trình hịa giải. u cầu hoàn thiện chế định là tạo ra đƣợc một hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động hịa giải tại Tịa án có sự đổi mới căn bản, có hệ thống các quy phạm pháp luật đầy đủ, phù hợp, đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi cao. Các quy định về hịa giải phải thể chế hóa kịp thời và đầy đủ các đƣờng lối, chính sách của Đảng về hịa giải trong từng thời kỳ thành các quy định có giá trị pháp lý cao để kịp thời điều chỉnh hoạt động

hòa giải. Việc xây dựng và hồn thiện chế định hịa giải phải kịp thời, vững chắc và cơ bản, bảo đảm cho chế định hòa giải ổn định, kế thừa và phát triển.

Từ những phân tích trên, hồn thiện chế định hòa giải là việc sửa đổi,

bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật TTDS về nguyên tắc,

phạm vi, thành phần, thủ tục do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc dân sự được tồn diện, thống nhất, đồng bộ, phù hợp, có tính kỹ thuật pháp lý và khả thi.

Tính hồn thiện của chế định hịa giải trong TTDS là một trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt đƣợc kết quả cao, đồng thời cho phép dự báo đƣợc khả năng hiện thực hóa các quy định về hịa giải trong đời sống xã hội. Nếu chất lƣợng của chế định hịa giải thấp, tính khả thi kém thì việc thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có những quy định pháp luật nhiều khi không thể thực hiện đƣợc trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)