Nghĩa đối với Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 37 - 39)

Trong hoạt động tƣ pháp thì Tịa án giữ vai trị trung tâm và là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh Nhà nƣớc tiến hành xét xử các vụ việc dân sự. Trong những năm qua việc xét xử của Tịa án đã góp phần giải quyết đƣợc những tranh chấp về các lĩnh vực dân sự tránh đƣợc những tranh chấp nghiêm trọng xảy ra và đảm bảo đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự trong các vụ việc dân sự. Chế định hòa giải đƣợc quy định khá đầy đủ, tƣơng đối phù hợp với thực tiễn làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan áp dụng pháp luật - Tòa án xét xử các vụ việc dân sự, giải quyết các vụ việc đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các đƣơng sự.

Pháp luật ra đời với tính cách là hệ thống các quy tắc xử sự chung và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chế định hòa giải là cơ sở pháp lý, là những chuẩn mực pháp luật mà Tòa án áp dụng để đảm bảo thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của cơ quan quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật ở nƣớc ta hiện nay.

Chế định hịa giải là cơng cụ để Tịa án giải quyết vụ việc dân sự đƣợc tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ. Khi tiến hành hòa giải một vụ việc dân sự, Tòa án đều phải tuân theo các bƣớc nhƣ đã quy định về hòa giải trong BLTTDS nhằm đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Chế định hòa giải giúp Tịa án tiến hành các trình tự thủ tục hịa giải đƣợc tn thủ nghiêm minh, khách quan. Tuy nhiên, Thẩm phán cũng phải vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật, kinh nghiệm hòa giải, tri thức khoa học của mình để áp dụng sáng tạo, khơng rập khn, máy móc các quy định của chế định hòa giải.

Từ những tác dụng của chế định hòa giải mang lại, khi hòa giải thành giúp Tòa án giải quyết vụ án mà khơng phải mở phiên tịa, tránh đƣợc việc khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị, hạn chế quá trình tố tụng hạn chế không

cần thiết nhƣ: Sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm hay giám đốc thẩm. Khi các bên tranh chấp chấp nhận phƣơng án hòa giải do Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử (HĐXX) của Tịa án đề xuất thì Tịa án khơng phải mở phiên tịa đã giảm bớt đƣợc một cách đáng kể rất nhiều chi phí về thời gian, công sức, tiền bạc của khơng chỉ bản thân họ, mà cịn giảm bớt đƣợc gánh nặng xét xử, giảm bớt đƣợc một phần đáng kể những chi phí của Tịa án (chi phí lấy lời khai, khảo sát, điều tra, thu thập chứng cứ, chi phí cho việc mở các phiên tịa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm...). Các quyết định công nhận sự thỏa thuận của đƣơng sự thƣờng đƣợc giải quyết dứt điểm. Việc khiếu nại, kháng nghị QĐCNTT ít xảy ra. Trong khi đó, nhiều vụ án đƣa ra xét xử đã bị kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại nhiều lần, diễn ra kéo dài, phức tạp, tốn kém tiền của, công sức, thời gian của Nhà nƣớc và đƣơng sự.

Hòa giải thành là một sự bảo đảm cho việc thi hành nghiêm chỉnh, nhanh gọn các quyết định của Tòa án. Trong trƣờng hợp hòa giải thành, mỗi bên đƣơng sự đều thỏa thuận trên cơ sở ý chí tự nguyện và phù hợp với lợi ích của mình, nên họ tự nguyện trong việc thực hiện các quyết định của Tòa án. Việc thi hành án không cần sự tác động nào của Tòa án và trở nên đơn giản, dễ dàng hơn, ít để lại hậu quả xấu. Khi các vụ tranh chấp dân sự đƣợc đƣa ra xét xử, bản án của Tịa án thƣờng khơng dễ dàng đƣợc các đƣơng sự và những ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chấp nhận và thi hành nghiêm túc, ngay cả khi nó đã có hiệu lực pháp luật. Thực tế cho thấy đa số các bản án phải có sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khốt của cơ quan thi hành án thì mới đƣợc thực hiện một cách đúng đắn. Rất ít những trƣờng hợp các bên tự nguyện thi hành bản án của Tòa án. Việc Tòa án tiến hành hòa giải, các đƣơng sự sẽ tự nguyện thi hành quyết định của Tòa án nhƣ một việc đƣơng nhiên cần phải làm để nhanh chóng kết thúc vụ việc tranh chấp, khắc phục các hậu quả, thiệt hại để sau đó bắt tay vào việc khôi phục, phát triển các mối quan hệ trong tƣơng lai.

Trong trƣờng hợp hịa giải khơng thành thì Tịa án cũng có điều kiện nắm vững nội dung tranh chấp, tâm tƣ, nguyện vọng của đƣơng sự để xác định đƣờng lối xét xử đúng đắn trong quá trình giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)