Nghĩa đối với các đương sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 39 - 40)

Chế định hòa giải đã tạo khung pháp lý cho các đƣơng sự trong vụ việc dân sự biết đƣợc các quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó hiểu rõ và nghiêm túc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Hịa giải là biện pháp tiết kiệm chi phí vật chất, thời gian, cơng sức của các đƣơng sự mà cịn tiết kiệm chi phí, thời gian cơng sức của Nhà nƣớc, của xã hội. Khi đã có tranh chấp, thì việc giải quyết tranh chấp bao giờ cũng đòi hỏi các đƣơng sự, Nhà nƣớc, xã hội phải bỏ ra chi phí thời gian, sức lực, tiền bạc, mà những chi phí đó nhiều khi rất lớn, do việc giải quyết tranh chấp phải huy động nhiều cơ quan chức năng, cơ quan chun mơn và có thẩm quyền, huy động nhiều ngƣời và phƣơng tiện. Những công việc nhƣ: Thu thập chứng cứ để chứng minh và khai báo tại Tòa án, tổ chức các buổi gặp gỡ, tiếp xúc, đối chất giữa các đƣơng sự và những cơ quan, những ngƣời có liên quan... đã làm hao phí rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của các đƣơng sự, của xã hội cũng nhƣ của Nhà nƣớc.

Chế định hịa giải giúp các đƣơng sự có tranh chấp hiểu biết pháp luật hơn, nắm vững các quyền và nghĩa vụ của bản thân cũng nhƣ sự việc đang tranh chấp để có những thái độ, hành vi đúng mực hơn, chuẩn bị chu đáo hơn cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong phiên tịa xét xử tranh chấp dân sự.

Thơng qua việc tiến hành hịa giải các vụ việc dân sự giúp các đƣơng sự hiểu biết và thơng cảm với nhau, góp phần khơi phục lại tình đồn kết giữa họ, giúp họ giải quyết tranh chấp với tinh thần cởi mở, giảm bớt mâu thuẫn, ngăn ngừa tội phạm có nguồn gốc từ tranh chấp dân sự phát sinh. Trƣờng hợp khơng hịa giải thành thì q trình hịa giải cũng giúp cho các đƣơng sự ngồi lại với nhau, hiểu rõ hơn nguyên nhân tranh chấp, đƣợc bày tỏ ý chí của mình. Từ đó, họ có thể phần nào tìm đƣợc tiếng nói chung, hạn chế bớt mâu thuẫn.

Chế định hòa giải giúp các đƣơng sự hiểu rõ về quyền tự định đoạt của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Đƣơng sự đƣợc lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp nhƣ: Thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng

tài hay tố tụng tƣ pháp (Tịa án). Nếu tranh chấp đƣợc đƣa ra Tịa, thì tồn bộ quy trình, thủ tục giải quyết vụ kiện sẽ phải tuân theo các quy định của pháp luật TTDS. Trong quy trình đó, Tịa án đại diện cho quyền lực của Nhà nƣớc sẽ ra các quyết định có liên quan cũng nhƣ đƣa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện. Từ đó, chế định hịa giải góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các đƣơng sự. Thông qua việc giải thích pháp luật của Tòa án trong phiên hòa giải, các đƣơng sự sẽ phần nào hiểu đƣợc quy định của pháp luật về vấn đề mà họ đang tranh chấp. Từ đó, các bên có thể hiểu và tự quyết định về việc giải quyết tranh chấp, không trái với quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)