Đánh giá về hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Tiểu học huyện Tây

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 56 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Tiểu học huyện Tây

2.3.2. Đánh giá về hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Tiểu học huyện Tây

2.3.1. Thực trạng về nhận thức vai trò của HĐTCM ở trường tiểu học

TCM là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của nhà trường, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định kết quả giáo dục trong nhà trường thông qua việc thay đổi PPDH tích cực, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học,…

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động tổ chuyên môn, tôi đã thực hiện lấy phiếu khảo sát là bảng hỏi cho hai đối tượng là CBQL (19 người) và giáo viên (96 người) các trường tiểu học trên địa bàn huyện với kết quả thể hiện ở bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Nhận thức vai trò của HĐTCM ở trường tiểu học

STT Mức độ CBQL Giáo viên Tổng hợp SL % SL % SL % 1 Không quan trọng 0 0 0 0 0 0 2 Ít quan trọng 0 0 3 3.1 3 2.6 3 Quan trọng 0 0 7 7.3 7 6.1 4 Rất quan trọng 19 100 86 89.4 105 91.3 Tổng cộng 19 96 115 Chú thích: SL: Số lượng; % tỷ lệ phần trăm

Dựa vào bảng số liệu 2.9 cho thấy đa số CBQL và giáo viên được hỏi đều cho rằng vai trò của HĐTCM ở trường tiểu học là vô cùng quan trọng, chỉ có 07 giáo viên cho là quan trọng. Điều này cho thấy nhận thức của hầu hết CBQL và giáo viên về vai trò của HĐTCM là vô cùng đúng đắn. Tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của HĐTCM, điều này thể hiện qua kết quả khảo sát: có 3 giáo viên tương ứng với tỉ lệ 2.6% lựa chọn phương án ít quan trọng. Vì thế, để nâng cao hiệu quả HĐTCM ở trường tiểu học, cần phải nâng cao nhận thức cho các giáo viên này.

2.3.2. Đánh giá về hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay

2.3.2.1. Thực trạng nhận thức mục tiêu của hoạt động tổ chuyên môn trường tiểu học

Để tìm hiểu về thực trạng nhận thức mục tiêu của hoạt động TCM, tôi đã thực hiện lấy phiếu khảo sát là bảng hỏi cho hai đối tượng là CBQL (19 người) và giáo viên (96 người) các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang và đạt được kết quả thể hiện ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng nhận thức mục tiêu của HĐTCM ở trường tiểu học

TT Mục tiêu của hoạt động tổ chuyên môn trường tiểu học

Mức độ đạt được CBQL Giáo viên ĐTB TH ĐTB TH

01 Lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn. 3,89 1 2,99 6

02 Tổ chức thực hiện toàn bộ chương trình học theo

quy định biên chế năm học. 3,63 3 3,55 3

03 Nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, tác phong,

năng lực sư phạm của giáo viên. 3,53 3 3,19 5 04

Đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên cuối năm học.

3,84 2 3,58 1

05 Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường 3,58 3 3,58 1

06 Phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường

nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục 3,53 6 3,22 4 Qua bảng thống kê số liệu trên, có thể thấy được nhận thức về mục tiêu của HĐTCM ở trường tiểu học giữa CBQL và giáo viên có một số điểm tương đồng nhưng cũng có một số điểm khác biệt rõ ràng.

Nếu nhìn về thứ hạng ta có thể thấy rất rõ rằng cả CBQL và giáo viên đều có sự nhận thức khá tương đồng về mục tiêu của HĐTCM ở trường tiểu học về tổchứcthực hiện toàn bộ chương trình học theo quy định biên chế năm học; Đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên cuối năm học; nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nhưng lại nhận thức hoàn toàn khác biệt về mục tiêu lập kế hoạch hoạt động của TCM (CBQL xếp nội dung này thứ 1/6, còn giáo viên xếp 6/6).

Tuy nhiên, nếu nhìn kĩ điểm trung bình của từng nội dung, ta lại nhận ra rằng điểm trung bình của các nội dung này về phía CBQL đều ở khoảng 3,53 – 3,89 tức là họ đều rất đồng ý với những mục tiêu của HĐTCM; còn đối với giáo viên, có nội dung họ đồng ý nhưng ở mức độ thấp như lập kếhoạch hoạt động của TCM (2,99 điểm) và một số nội dung chỉ ở mức độ đồng ý; điều này chứng tỏ nhận thức về mục tiêu của HĐTCM của họ chưa cao. Để tìm hiểu thêm, tôi đã trao đổi việc này với 2 giáo viên về vấn đề này theo câu hỏi 1 ở phụ lục 3 thì nhận được câu trả lời như sau:

Giáo viên thứ nhất cho rằng: “Tôi cảm thấy mơ hồ về các mục tiêu này, tôi nghĩ HĐTCM chỉ cần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên cuối năm học tổ chức thực hiện toàn bộ chương trình học theo quy định biên chế năm học là đủrồi.”

của tổchuyên môn là không cần thiết vì đó là việc của hiệu trưởng.”

Cũng về vấn đề này, người viết đã gặp và hỏi một hiệu trưởng của trường tiểu học trên địa bàn huyện với câu hỏi 1 ở phụ lục 2 thì nhận được câu trả lời rằng: “Hầu như các giáo viên chỉ tập trung biết đến chuyên môn là giảng dạy nên nhận thức về những mục tiêu khác chưa cao.”

Qua đó có thể thấy nhận thức về mục tiêu của HĐTCM của giáo viên còn mơ hồ, rất cần hướng dẫn, giúp đỡ họ để họ hiểu hơn, nếu không sẽ khó để xác định được mục tiêu trọng tâm của HĐTCM trong nhà trường.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung của HĐTCM ở trường tiểu học

Sau khi phát và thu về các phiếu khảo sát để tìm hiểu thực trạng thực hiện nội dung HĐTCM từ 19 CBQL và 96 giáo viên trên toàn huyện, người viết đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện nội dung của HĐTCM ở trường tiểu học

STT Nội dung hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

Mức độ đạt được CBQL Giáo viên ĐTB TH ĐTB TH

1 Nghiên cứu văn bản, tài liệu liên quan đến sinh hoạt

TCM theo hướng đổi mới 3,79 3 3,47 7

2 Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học theo đúng phân

phối chương trình 3,84 2 3,68 2

3 Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ. 3,32 9 3,29 11 4 Thực hiện việc soạn giáo án, giảng dạy, chấm, chữa bài

cho học sinh đầy đủ. 3,89 1 3,70 1

5

Thống nhất các nội dung cần thay đổi trong sách giáo khoa, quy trình tiến hành một tiết dạy, cách thức và phương pháp tổ chức lớp học, tích hợp liên môn trong dạy học,…

3,68 5 3,55 5

6 Tổ chức thực hiện lên tiết thao giảng, chuyên đề. 3,32 9 3,43 8 7 Tổ chức soạn đề kiểm tra để kiểm tra chất lượng giáo dục

hàng năm. 3,74 4 3,64 3

8 Tổ chức bồi dưỡng và phụ đạo học sinh trong năm 3,11 13 3,07 14

9

Tổ chức làm đồ dùng dạy học, quản lí quản lí hồ sơ chuyên môn, việc sử dụng sách và các thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy các môn học

3,05 14 3,21 13

10 Thường xuyên trao đổi về đổi mới các phương pháp dạy

học tích cực. 3,42 8 3,41 9

11 Khuyến khích giáo viên tham gia các hoạt động thi đua 3,21 11 3,33 10 12 Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục khác do nhà

trường, đoàn thể đề ra. 3,42 7 3,58 4

13 Công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

của cá nhân 3,16 12 3,29 11

14 Đánh giá, xếp loại giáo viên, đề xuất khen thưởng, kỉ luật

Qua bảng thống kê trên, ta có thể dễ dàng nhận ra nội dung: nghiên cứu vănbản, tài liệu liên quan đến sinh hoạt TCM theo hướng đổi mới, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học theo đúng phân phối chương trình; thực hiện việc soạn giáo án, giảng dạy, chấm, chữa bài cho học sinh đầy đủ; thống nhất các nội dung cần thay đổi trong sách giáo khoa, quy trình tiến hành một tiết dạy, cách thức và phương pháp tổ chức lớp học, tích hợp liên môn trong dạy học,…; tổ chức soạn đề kiểm tra để kiểm tra chất lượng giáo dục hàng năm; tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục khác do nhà trường, đoàn thể đề ra, đề xuất khen thưởng, kỉ luật được TCM thực hiện rất thường xuyên, điều này rất tốt.

Còn các nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; tổchức thực hiện lên tiết thao giảng, chuyên đề; thường xuyên trao đổi về đổi mới các phương pháp dạy học tích cực; khuyến khích giáo viên tham gia các hoạt động thi đua được giáo viên đánh giá là hoạt động ở mức độ thường xuyên, như vậy tạm ổn vì tất cả nội dung này là rất quan trọng trong quá trình HĐTCM ở nhà trường, cần thực hiện thường xuyên.

Còn nội dung tổ chức làm đồ dùng dạy học, quản lý hồ sơ chuyên môn, việc sử dụng sách và các thiết bị dạy học được đánh giá là thường xuyên nhưng ở mức độ thấp. Cần phải thực hiện thường xuyên hơn vì nó ảnh hưởng gián tiếp đến việc quản lý HĐTCM ở nhà trường.

Bên cạnh đó cũng có nội dung bị đánh giá là thỉnh thoảng hoạt động như tổ chức bồi dưỡng và phụ đạo học sinh ; công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân; đánh giá, xếp loại giáo viên. Điều này hoàn toàn không tốt, vì nội dung này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì thế HĐTCM cần chú trọng vào hai nội dung này hơn.

Ngoài ra, cả hai nội dung đó, cả CBQL và giáo viên đều đánh giá ở mức độ thực hiện thấp nhất (hạng 13 và 14). Khi được hỏi về vấn đề này, cả hiệu trưởng (qua phỏng vấn ) và giáo viên thứ 3 đều tự nhận ra vấn đề này nhưng hiện nay, chương trình quá nặng, thời gian để thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu là không có. Giáo viên muốn dành giờ ra chơi để dạy thêm cho các em cũng không được vì vi phạm quy định; giờ về muốn giữ lại để kèm thêm thì phụ huynh không đồng ý. Ngoài ra, thiết bị dạy học chỉ là tương đối, không có trang thiết bị hiện đại, giáo viên muốn làm thêm đồ dùng dạy học thì phải bỏ tiền túi ra. Với mức lương hiện tại, không được dạy thêm học thêm, mức lương của giáo viên không đủ để chi trả thêm các việc khác. Trong các cuộc họp TCM, giáo viên có đưa vấn đề ra nhưng cũng chưa giải quyết được.

Vì vậy, hiệu trưởng và cả TCM đều phải xem lại, cần phải tích cực tìm ra phương án thực hiện hai nội dung này hơn.

2.3.2.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện các phương pháp TCM ở trường tiểu học

Để đánh giá được hiệu quả các thực hiện các phương pháp HĐTCM ở trường tiểu học, có thể theo dõi trong bảng 2.12 sau:

Bảng 2.12. Bảng đánh giá hiệu quả thực hiện các phương pháp HĐTCM

TT Phương pháp của hoạt động tổ chuyên môn trường tiểu học

Mức độ đạt được Cán bộ quản lý

(CBQL) Giáo viên

ĐTB TH ĐTB TH

01 Quán triệt phương pháp dạy học lấy học sinh

làm trung tâm. 3,16 7 3,22 6

02 Kiểm tra hoạt động giáo dục học sinh, nhận

xét công tác giáo dục đã qua. 3,79 1 3,51 1

03 Khuyến khích giáo viên lên tiết dự giờ, thao

giảng. 3,26 6 3,17 8

04

Trước mỗi tiết dạy, các thành viên trong tổ chia sẽ, cùng thảo luận thống nhất hình thức và phương pháp giảng dạy.

3,53 2 3,35 3

05

Các thành viên dự kiến những thuận lợi và khó khăn cũng như các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết dạy.

3,05 9 3,18 7

06

Khi dự giờ, các thành viên sẽ tập trung vào các hoạt động học tập của học sinh, cách học sinh tương tác với giáo viên và học sinh tương tác với nhau

3,32 5 3,32 4

07

Nhận xét tiết dạy dựa trên việc phân tích việc học của học sinh, phát hiện ra vấn đề và rút kinh nghiệm vào bài dạy của bản thân để phục vụ việc dạy học sinh tốt nhất.

3,37 4 3,28 5

08

Ứng dụng công nghệ thông tin để giao tiếp, trao đổi thông tin thảo luận thêm trong sinh hoạt tổ chuyên môn.

3,11 8 3,14 9

09 Phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng

tạo của giáo viên 3,00 10 3,07 11

10 Đưa ra những khó khăn, vướng mắc những

vấn đề chưa giải quyết để cả tổ thống nhất 3,42 3 3,40 2 11

Hợp tác, chia sẻ, khuyến khích, động viên giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2,95 11 3,11 10

Qua đó thấy rằng các phương pháp HĐTCM kiểm tra hoạt động giáo dục học sinh, nhận xét công tác giáo dục đã qua; trước mỗi tiết dạy, các thành viên trong tổ sẽ cùng thảo luận thống nhất hình thức và phương pháp lên tiết; đưa ra những khó khăn,

vướng mắc những vấn đề chưa giải quyết để cả tổ rất được chú trọng, thểhiện ở điểm trung bình và thứ hạng. Các phương pháp này chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh và nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.

Các phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin để giao tiếp, trao đổi thông tin, thảo luận thêm trong sinh hoạt tổ chuyên môn cũng được chú trọng nhưng cần có sự quản lýcao từ hiệu trưởng để tránh tình trạng giáo viên sử dụng mạng xã hội sai mục đích. Bên cạnh đó phương pháp quán triệt phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích giáo viên lên tiết dự giờ, thao giảng, các thành viên dự kiến những thuận lợi và khó khăn cũng như các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết dạy hiệu trưởng cần quản lý chỉ đạo TCM thực hiện hiệu quả hơn nữa vì đây là phương pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nhà trường

Riêng các phương pháp hợp tác, chia sẻ, khuyến khích, động viên giáo viên học hỏi nâng cao năng lực sư phạm phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của giáo viên, phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của giáo viên, các thành viên dự kiến những thuận lợi và khó khăn cũng như các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết dạy chưa được chú trọng nhiều, thểhiệnở điểm trung bình và thứ hạng do CBQL và giáo viên đánh giá thấp hơn những phương pháp còn lại. Điều này không tốt vì bản thân người giáo viên dùng kiến thức, kĩ năng dạy các em mà không sáng tạo, không có sự tích cực chủ động để phù hợp với năng lực học sinh thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao.

2.3.2.4. Đánh giá hình thức HĐTCM ở trường tiểu học

Cách thức HĐTCM ở trường tiểu học được tổng hợp từ ý kiến của 19 CBQL và 96 giáo viên trong huyện được thể hiện trong bảng 2.13 sau đây:

Bảng 2.13. Bảng đánh giá cách thức HĐTCM ở trường tiểu học

TT Cách thức hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

Mức độ đạt được CBQL Giáo viên ĐTB TH ĐTB TH

01

Sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, khối: sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.

3,74 1 3,53 1

02 Thời gian hợp lý cho mỗi lần sinh hoạt tổ

chuyên môn là một buổi (ít nhất là 3 giờ) 2,89 3 2,99 2 03 Thức hiện đổi mới hình thức sinh hoạt TCM

theo hướng nghiên cứu bài học 3,53 2 2,78 3

Qua bảng thống kê 2.13, ta thấy hình thức sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, khối: sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc

được thực hiện rất tốt, còn thời gian mỗi lần sinh hoạt tổ chuyên môn là một buổi (ít

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)