8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở
Xây dựng chế độ chính sách lợi ích về kinh tế, khen thưởng trong quy chế chi tiêu nội bộ nhằm kích thích, tạo động lực cho giáo viên. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp, thâm niên, ưu đãi,… để giáo viên yên tâm công tác.
3.2.8.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Biện pháp Nâng cao quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐTCM ở trường tiểu học sẽ đạt hiệu quả khi được tiến hành trong các điều kiện sau đây:
Người hiệu trưởng sử dụng quyền hạn trong phạm vi cho phép của mình, thực hiện xây dựng các chế độ chính sách cho giáo viên cố gắng.
Xây dựng được quy chế làm việc giữa hiệu trưởng và TTCM để nâng cao công tác quản lý HĐTCM.
Biện pháp này đòi hỏi người hiệu trưởng nâng cao chất lượng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực).
Đòi hỏi có sự đồng thuận của giáo viên trong trường.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học ở trường tiểu học
Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với nhu cầu phát triển đất nước hiện nay, đồng thời qua khảo sát thực tế về các hoạt động quản lý TCM ở các trường trong địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Chúng tôi nhận thấy các nhóm biện pháp quản lý hoạt động TCM là một tổng thể hoàn chỉnh, thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, không trùng chéo, mâu thuẫn với nhau và đều có vai trò nhất định trong quản lý hoạt động TCM của nhà trường. Biện pháp này là tiêu chí cơ sở cho biện pháp kia; các biện pháp đều hỗ trợ cho nhau. Trong mỗi biện pháp đều được xác định rõ mục tiêu biện pháp, nội dung và cách thực hiện, điều kiện để thực hiện biện pháp. Muốn đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý hoạt động TCM thì không thể xem nhẹ biện pháp nào. Kết quả của biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác, tất cả cùng hướng tới mục tiêu là quản lý hoạt động TCM. Nếu thực hiện đồng bộ và vận dụng các biện pháp trên một cách liên hoàn, linh hoạt, các nhóm biện pháp trên sẽ tạo được sự chuyển biến tích cực, có tính đột phá trong công tác quản lý hoạt động TCM của hiệu trưởng. Trong đó:
- Biện pháp 1 là tiền đề, nền tảng để thực hiện các biện pháp khác. Theo Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn
đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục – đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.” [15] Vì thế, muốn bất kì công tác nào được thực hiện thì điều đầu tiên là phải đổi mới về nhận thức, tư duy của cả một tập thể.
- Biện pháp 2; biện pháp 3; biện pháp 4 và biện pháp 5 là các biện pháp quyết định giúp hiệu trưởng quản lý hoạt động TCM thực hiện tốt và hiệu quả cao công tác quản lý hoạt động TCM giúp cho hoạt động chuyên môn nhà trường nói chung và hoạt động TCM đi đúng hướng, mục tiêu và nâng cao được hiệu quả hoạt động TCM nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Biện pháp xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của tổ chuyên môn là biện pháp tạo nên một tổ chuyên môn hoàn chỉnh về cơ cấu và xây dựng nên đội ngũ tổ trưởng TCM có uy tín và trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, giúp nhà trường nâng cao chất lượng hoạt động TCM và nâng cao chất lượng giáo dục, cùng như các hoạt động khác.
- Biện pháp xây dựng tổ chuyên môn theo hướng xây dựng “Tổ chức biết học hỏi” là biện pháp làm thay đổi chất lượng hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường và thúc đẩy chất lượng giáo dục. Biện pháp này giúp đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động TCM.
- Biện pháp 8 là các biện pháp hỗ trợ cho công tác quản lý HĐTCM ở trường tiểu học được thành công. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐTCM nhưng nếu thiếu các biện pháp này, sẽ làm cho công tác quản lý HĐTCM gặp khó khăn và khó có thể thực hiện được.