Thực trạng quản lý nội dung sinh hoạt của TC Mở các trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 68 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Tiểu học huyện

2.4.4. Thực trạng quản lý nội dung sinh hoạt của TC Mở các trường Tiểu học

huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Để giáo viên tích cực tham gia sinh hoạt TCM là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường, đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung. Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của giáo viên, làm cho giáo viên thấy cần phải tham gia SHCM và có nhu cầu SHCM.

Nhằm đánh giá thực trạng quản lý nội dung sinh hoạt của TCM ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của CBQL và giáo viên các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam số lượng khảo sát giống như trên.

Thực trạng quản lý nội dung sinh hoạt của TCM ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam qua khảo sát được thể hiện ở bảng 2.18.

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý nội dung sinh hoạt của TCM ở các trường Tiểu học

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đạt được CBQL Giáo viên ĐTB TH ĐTB TH

01 Ban hành văn bản quy định của Nhà trường về

nội dung sinh hoạt của TCM 2,79 8 2,88 8

02 Giao nhiệm vụ cho TTCM chịu trách nhiệm về

nội dung sinh hoạt của tổ 3,79 3 3,59 1

03

Kịp thời cung cấp, cập nhật các văn bản quy định của ngành, của địa phương và của Nhà trường để phổ biến trong sinh hoạt TCM

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đạt được CBQL Giáo viên ĐTB TH ĐTB TH

04

Tổ chức nâng cao nhận thức nhằm phát huy tính tích cực vai trò của giáo viên trong sinh hoạt TCM

2,68 9 2,76 10

05 Quán triệt TCM tập trung thảo luận, trao đổi, đề

xuất biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 3,84 1 3,45 4 06 Chỉ đạo TCM đẩy mạnh hoạt động viết và áp

dụng sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học 2,58 10 2,80 9 07 Chỉ đạo và kiểm tra, giám sát hoạt động dự giờ

của TCM

2,89 7 3,00 6

08 Cử đại diện Ban giám hiệu nhà trường dự sinh hoạt của TCM

3,11 2 3,14 5

09 Quán triệt các TCM đảm bảo sinh hoạt tổ theo quy định 2 tuần/lần

3,00 5 3,50 3

10 Thường xuyên kiểm tra nội dung sinh hoạt TCM trong sổ biên bản

2,95 6 2,94 7

Kết quả khảo sát ý kiến của Bảng 2.18 cho thấy: Đa số CBQL và giáo viên cho rằng việc quản lý các các nội dung sinh hoạt của TCM, như: giao nhiệm vụ cho TTCM chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt của tổ; kịp thời cung cấp, cập nhật các văn bản quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường để phổ biến trong sinh hoạt TCM; quán triệt TCM tập trung thảo luận, trao đổi, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dạy học; cử đại diện Ban giám hiệu nhà trường dự sinh hoạt của TCM... là rất tốt, đạt bốn thứ hạng đầu với điểm ĐTB khá cao (CBQL từ 3,11 và giáo viên từ 3,45 trở lên) . Điều này chứng tỏ, trong những năm qua hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn huyện đã chú trọng đến việc quản lý nội dung sinh hoạt của các TCM .

Tuy nhiên, công tác tổ chức ban hành văn bản quy định của nhà trường về nội dung sinh hoạt của TCM; chỉ đạo và kiểm tra, giám sát hoạt động dự giờ của TCM; Thường xuyên kiểm tra nội dung sinh hoạt TCM trong sổ biên bản thực hiện chưa tốt ĐTB chỉ đạt (CBQL từ 2,79 đến 2,95 và giáo viên từ 2,88 đến 3,00 ) điều này cho thấy rằng các trướng chưa có sự quan tâm đến công tác hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nội dung sinh hoạt chuyên môn của TCM. Bên cạnh đó, Theo đánh giá của cán bộ QLGD và giáo viên ở các trường Tiểu học, hoạt động nâng cao nhận thức nhằm phát huy tính tích cực vai trò của giáo viên trong sinh hoạt TCM ; đẩy mạnh hoạt động viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học được đánh giá thấp nhất xếp thứ hạng 9, 10. Điều này chứng tỏ giáo viên còn thụ động, chưa tích cực nhiệt tinh phát huy vai trò của giáo viên trong sinh hoạt tổ và hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm dường như để phục vụ cho việc xét các danh hiệu thi đua, phục vụ cho việc thi giáo viên giỏi các cấp và chưa được CBQL, giáo viên ở các trường Tiểu học nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của nó. Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản quy định của Nhà trường

về nội dung sinh hoạt của TCM cũng ít được sự quan tâm của hiệu trưởng nên việc sinh hoạt của TCM kém hiệu quả.

Qua những thực tế trên có thể thấy rằng cần phải đổi mới quản lý nội dung sinh hoạt TCM để nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của giáo viên và nâng cao chất lượng của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)