Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của TCM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 95 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên

3.2.6. Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của TCM

3.2.6.1. Mục tiêu của biệp pháp

Xây dựng, hoàn thiện bộ máy cơ cấu và tổ chức nhà trường.

Nâng cao chất lượng HĐTCM nhà trường và góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Tạo điều kiện cho các hoạt động của nhà trường đạt được hiệu quả cao.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Xét về vị trí, vai trò thì TCM là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn và vai trò của TTCM là người trực tiếp quản lý nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình.

Xét theo nguyên tắc cơ cấu tổ chức, TCM là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc trong tổ chức nhà trường. Nó thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức trường học như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để thực hiện mục tiêu của nhà trường.

Xét về cơ cấu tổ chức thì Điều 18 của Điều lệ trường Tiểu học cũng đã nêu TCM bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó. Giáo viên trong TCM được quyền giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. [4]

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

a. Thực hiện tốt công tác bổ nhiệm TTCM

Để thực hiện hiệu quả công tác bổ nhiệm TTCM, người hiệu trưởng cần theo một trình tự như sau:

- Lấy ý kiến trong liên tịch trường: Hiệu trưởng là người ra quyết đinh bổ nhiệm TTCM. Tuy nhiên, trước khi bố trí, hiệu trưởng nên trao đổi, bàn bạc, tham khảo ý kiến trong liên tịch trường. Đây là cơ sở khách quan cho hiệu trưởng lựa chọn người có đầy đủ năng lực phẩm chất để bố trí vào vị trí TTCM.

- Lấy ý kiến trong TCM: Uy tín và năng lực phẩm chất của người TTCM phải được giáo viên trong tổ đó tin phục và tôn trọng, có như thế, quá trình điều hành tổ mới thành công. Bởi vậy, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia họp tổ, các thành viên trong tổ tham gia bỏ phiếu bầu. Việc làm này phải khách quan, công bằng để vừa đảm bảo uy tín cho tổ trưởng mới, đồng thời cũng bảo vệ uy tín cho hiệu trưởng .

* Bổ nhiệm TTCM, người hiệu trưởng cần:

- Tham mưu với đơn vị tổ giới thiệu người TTCM có khả năng tốt nhất trên 2 lĩnh vực chuyên môn và bộc lộ tố chất quản lý.

- Thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm: + Thực hiện quy hoạch.

+ Theo dõi, giúp đỡ để cán bộ, giáo viên trong quy hoạch phấn đấu, phát triển + Lấy phiếu tín nhiệm từ tập thể Hội đồng sư phạm.

b. Thực hiện hiệu quả việc phân công chuyên môn

Việc phân công chuyên môn của hiệu trưởng càng phải đảm bảo được yêu cầu sau:

- Căn cứ vào năng lực chuyên môn của giáo viên. - Căn cứ vào tình hình cụ thể của TCM.

- Căn cứ vào yêu cầu nguyện vọng của cá nhân giáo viên. - Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nhà trường.

- Căn cứ vào nguyện vọng của học sinh và phụ huynh - từ nhu cầu của người học. - Đảm bảo tính liên thông, tức là giáo viên có thể theo học sinh lớp của mình lên khối trên ở năm học sau. Tránh tình trạng đảo lộn nhiều, làm khó khăn cho giáo viên trong việc nắm bắt tình hình học sinh và học sinh cũng khó khăn khi làm quen với phong cách, phương pháp giảng dạy của giáo viên mới.

- Đảm bảo cho một số giáo viên tiểu học trong trường được dạy ở tất cả các khối lớp để nắm bắt được nội dung, chương trình, PPDH đặc trưng của từng khối .

- Đảm bảo tính công bằng về lao động đối với tất cả các giáo viên .

* Để việc phân công chuyên môn có hiệu quả hiệu trưởng cần thực hiện:

- Vào dịp tổng kết năm học hàng năm, hiệu trưởng thông qua TCM cho giáo viên tự đăng ký nguyện vọng của mình trong năm học tiếp theo, TCM trao đổi, ghi vào biên bản và báo cáo hiệu trưởng. Hiệu trưởng dự kiến phân công chuyên môn cho năm học mới, sau đó đưa ra BGH để bàn bạc và thống nhất phương án tối ưu, báo cáo chi bộ nhà trường và triển khai trong toàn hội đồng để thực hiện.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

trưởng cần đảm bảo tính nguyên tắc vừa cùng đảm bảo tính dân chủ trong trường học, tránh áp đặt, tự chọn theo sự chủ quan, cảm tính.

Để xây dựng được một đội ngũ TTCM vừa giỏi về chuyên môn vừa mạnh về khả năng quản lý điều hành hoạt động của tổ, hiệu trưởng cần dựa vào sự tín nhiệm của các thành viên trong TCM đối với một cá nhân nào đó mà hiệu trưởng định lựa chọn. Lá phiếu tín nhiệm mang tính dân chủ và xây dựng sẽ giúp hiệu trưởng tìm được người xứng đáng với công việc.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)