Tổ chuyên môn và hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Tổ chuyên môn và hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

1.4.1. Tổ chuyên môn trường tiểu học

Tổ chuyên môn trong trường tiểu học được quy định tại Điều 18 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau: “TCM bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. TCM có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó” [4].

1.4.1.1. Vị trí của TCM

TCM là một bộ phận cấu thành bộ máy của nhà trường. Các TCM có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận và đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác trong chiến lược phát triển nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục khác để đưa nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.

TCM là nơi trực tiếp quản lý, rèn luyện và bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, về phẩm chất, đạo đức nhà giáo…; thông qua các hoạt động của tổ, năng lực giảng dạy và chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên từng bước được nâng cao.

1.4.1.2. Vai trò của tổ chuyên môn

Có thể nói TCM trong nhà trường tiểu học là đơn vị cơ sở cơ bản để thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT, của địa phương và của nhà trường. Hoạt động của TCM có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, nếu hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động của TCM trong nhà trường thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

TCM được hoạt động theo Điều lệ nhà trường và dưới sự quản lý của hiệu trưởng. Đây là đầu mối mà hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý các hoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của giáo viên. TCM có vai trò quan trọng giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ.

TCM là nơi hiện thực hóa kế hoạch dạy học của nhà trường. Quản lý chất lượng TCM là hạt nhân quan trọng để quản lý chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường.

những khó khăn trong đời sống hằng ngày. Chính vì thế, TCM còn có vai trò tập hợp, đoàn kết các thành viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

1.4.1.3. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn

Tại khoản 2, Điều 18 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ GDĐT ban hành nêu rõ nhiệm vụ của TCM như sau:

Nhiệm vụ của TCM:

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;

Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. [4]

1.4.2. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

1.4.2.1. Vai trò, ý nghĩa của HĐTCM ở trường tiểu học

Trong nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng, TCM là một tổ chức cơ sở giúp hiệu trưởng quản lý về tư tưởng chính trị, các HĐTCM nghiệp vụ, các kế hoạch giảng dạy cũng như hiệu quả, chất lượng dạy học của giáo viên.

Theo tác giả Nghiêm Thị Hồng Nhung cho rằng: TCM có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, xây dựng chương trình giảng dạy bộ môn, quản lý kế hoạch và hoạt động của tổ viên, quản lý giáo viên trong công tác giảng dạy và giáo dục ở nhà trường.

Đối với tác giả Thái Duy Tuyên (1999) thì: “TCM là tế bào cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học, là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương của hiệu trưởng, là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lý luận về PPDH mới”.[33]

TCM chính là cầu nối giữa hiệu trưởng với giáo viên, hiệu trưởng với học sinh. TCM cũng là nơi truyền tải các hoạt động giáo dục mà nhà trường đưa đến học sinh mà TCM phụ trách và HĐTCM giúp thực thi những nhiệm vụ giáo dục đó. Vì thế mới nói TCM quyết định đến kết quả, chất lượng giáo dục trong nhà trường. Trong đó, HĐTCM đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc thực hiện các nội dung giáo dục đó.

HĐTCM giúp hiệu trưởng có thể nhìn nhận, đánh giá, phân loại được giáo viên về tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ,… và là cơ sở để khen thưởng, kỉ luật,… cuối năm học đối với giáo viên và học sinh.

1.4.2.2. Hoạt động tổ chuyên môn trường tiểu học

Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học thì TCM là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường góp phần

đóng góp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và giúp nhà trường đạt được những mục tiêu đề ra.

Tiểu mục 1, Mục 2, Điều 30 Luật Giáo dục năm 2019 ghi rõ nội dung của GDTH“GDTH phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật ”[21]

Còn ở Mục 2 Điều 18 Điều lệ trường tiểu học quy định nhiệm vụ của TCM là: “Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.” [4]

Bên cạnh đó, căn cứ vào Tài liệu tập huấn sinh hoạt TCM mới, nội dung của HĐTCM ở trường tiểu học có thể bao gồm những hoạt động sau:

- Nghiên cứu văn bản, tài liệu liên quan đến sinh hoạt TCM theo hướng đổi mới. - Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học theo đúng phân phối chương trình nhằm đảm bảo đúng kiến thức, kĩ năng, thái độ mà giáo dục tiểu học yêu cầu học sinh cần đạt.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học theo kế hoạch hoạt động mà nhà trường đưa ra.

- Tổ chức phân công, thực hiện lên tiết thao giảng, chuyên đề để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho giáo viên trong tổ.

- Thực hiện việc soạn giáo án, giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học, tích hợp liên môn,…

- Thực hiện công tác chấm, chữa bài cho học sinh đầy đủ.

- Tổ chức soạn đề kiểm tra để kiểm tra chất lượng giáo dục hàng năm.

- Tổ chức bồi dưỡng học sinh khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu trong năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

- Tổ chức làm đồ dùng dạy học, quản lý quản lý hồ sơ chuyên môn, việc sử dụng sách và các thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy các môn học.

- Thường xuyên trao đổi về đổi mới các PPDH tích cực.

- Thống nhất các nội dung cần thay đổi trong SGK, quy trình tiến hành một tiết dạy, cách thức và phương pháp tổ chức lớp học, tích hợp liên môn trong dạy học,…

- Khuyến khích giáo viên tham gia các hoạt động thi đua như thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục khác do nhà trường, đoàn thể đề ra. - Đánh giá, xếp loại giáo viên, đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên cuối năm học Như vậy, TCM là bộ phận tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh ban đầu về kết quả. giảng dạy, chất lượng giáo dục, về phương pháp đã được dạy học, đổi mới nội dung chương trình…một cách sát thực nhất. Là cầu nối giữa ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Để thực hiện tốt chức năng trên, TCM phải theo sát từng thành viên trong tổ để nắm bắt nhằm giúp giáo viên phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế trong công tác. Trong nhà trường, hoạt động chủ yếu là hoạt động chuyên môn vì vậy TCM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)