8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên
3.2.2. Đổimới công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng kế hoạch TCM có ý nghĩa như là phương tiện, công cụ quản lý quan trọng giúp TTCM tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đánh giá một cách thống nhất các hoạt động của tập thể TCM, cũng như của từng thành viên trong tổ, giúp TTCM chủ động, tự tin trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động của TCM.
Xây dựng kế hoạch phù hợp và có tính khả thi sẽ có tác dụng định hướng hoạt động trong cả năm học. Nhờ vào các mục tiêu đặt ra, các thành viên trong TCM sẽ cùng phấn đấu, đồng lòng thực hiện. Các TCM xây dựng được kế hoạch của tổ có tính khả thi cao dựa trên kế hoạch của nhà trường và các cá nhân.
Kế hoạch TCM thể hiện thống nhất ý chí, nguyện vọng và khả năng phấn đấu vươn lên để phát triển tập thể giáo viên trong TCM, chỉ rõ phương hướng hành động và phối hợp cho mọi thành viên trong tổ, là cơ sở có tính pháp lý cho mỗi thành viên trong TCM xác định kế hoạch hoạt động trong năm học.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Công tác xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ rất quan trong của tổ trưởng, việc xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng nhiệm vụ sẽ quyết định đến chất lượng đội ngũ, chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của TCM trong năm học gồm những kế hoạch sau:
Kế hoạch năm học của TCM; Kế hoạch hoạt động trong năm của giáo viên; Kế hoạch học kỳ; Kế hoạch hàng tháng.
Kế hoạch cho từng loại hoạt động như: Kế hoạch thực hiện các chuyên đề; Kế hoạch hội giảng, thao giảng; Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên; Kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo học sinh; Kế hoạch dự giờ - kiểm tra; Kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa; Kế hoạc nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ; Kế hoạch làm đồ dùng dạy học; Kế hoạch sử dụng thiết bị…
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
Công tác xây dựng kế hoạch TCM rất quan trọng. Để công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả, người hiệu trưởng cần thực hiện tốt việc chỉ đạo TCM thực hiện những nội dung sau:
Cần chỉ đạo TCM trong nhà trường thống nhất quy trình, các bước thực hiện, nội dung, biện pháp xây dựng kế hoạch để đảm bảo kế hoạch được thống nhất về nội dung và hình thức trong toàn trường.
Chỉ đạo TTCM và các thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch dựa trên nghiên cứu các nội dung của kế hoạch nhà trường cụ thể hóa phù hợp với điều kiện và tình hình của TCM. Cần chú trọng đưa ra các chỉ tiêu phù hợp và tính đến tính khả thi của từng mục tiêu cụ thể.
Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của TCM và của từng thành viên trong tổ để xây dựng kế hoạch phù hợp nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
Tổ trưởng xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ để các cá nhân có thể lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong năm học.
Ban giám hiệu nhà trường quản lý việc thực hiện kế hoạch của TCM thông qua việc phân công nhiệm vụ hợp lý, phân công trách nhiệm từng thành viên phù hợp với năng lực và sở trường công tác. Thông qua quá trình sinh hoạt chuyên môn hằng tuần, tháng đánh giá và có hướng điều chỉnh phù hợp.
Hiệu trưởng cần tổ chức hội nghị chuyên môn để thông qua các nội dung về kế hoạch chiến lược của nhà trường, sự chỉ đạo của các cấp quản lý về giáo dục để từng cá nhân giáo viên và TTCM nắm bắt được những nội dung quan trọng về công tác giáo dục của nhà trường, ngành, địa phương để xây dựng kế hoạch có hiệu quả và phù hợp với tình hình chung.
Cần xem xét kết quả của năm học trước, trên cơ sở kết quả đạt được của từng khối lớp để có thể giao các chỉ tiêu phấn đấu phù hợp cho từng cá nhân, TCM.
Kế hoạch hoạt động TCM cần tập trung vào các nội dung: Thực hiện kế hoạch dạy học, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học, kiểm tra đánh giá giáo viên…Kế hoạch phải được thông qua toàn thể giáo viên trong tổ và được ban giám hiệu nhà trường phê duyệt.
Kế hoạch TCM muốn đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo các nội dung:
+ Đảm bảo tính mục đích: Xác định được mục tiêu phát triển cần hướng đến, các nhiệm vụ cần giải quyết, các trạng thái thay đổi cần đạt được của TCM. Các nội dung này của TCM cần gắn bó mật thiết và hướng đến các mục tiêu phát triển của nhà trường.
+ Đảm bảo tính khoa học: Kế hoạch TCM phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý và thực tiễn. Thông qua quá trình phân tích tình hình một cách cụ thể, đậy đủ và chính xác các thông tin của TCM để nhận rõ các mặt mạnh và yếu, nguyên nhân của những kết quả đạt được và chưa đạt được năm học trước, nhận thức được những thời cơ và thách thức đến việc thực hiện kế hoạch ở giai đoạn mới.
+ Đảm bảo tính cụ thể: Đó là sự rõ ràng và cụ thể của các mục tiêu và chỉ tiêu của kế hoạch. Các nguồn lực thực hiện cần được tổ chức một cách rõ ràng. Các biện pháp đề ra cần cụ thể, thiết thực.
+ Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi: Đảm báo nội dung này sẽ giúp cho các mục tiêu nhiệm vụ của TCM có thể thực hiện và đạt được kết qua như mong đợi.
+ Đảm bảo tính linh hoạt và dân chủ: Kế hoạch là những nội dung được xây dựng theo dự kiến nên quá trình thực hiện sẽ có sự thay đổi do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó, cần linh hoạt phát hiện những điểm chưa phù hợp để kịp thời điều chỉnh để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, kế hoạch TCM cần phải là kết quả của sự thống nhất trí tuệ và năng lực của tập thể các thành viên trong tổ. Nó được sự bàn bạc góp ý và nhất trí của toàn bộ thành viên trong tổ. Đây là cơ sở liên kết, tập hợp những nỗ lực hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chung. Việc đảm bảo tính dân chủ sẽ tạo điều kiện phát huy sự tích cực, sáng tạo của giáo viên và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý TCM và nhà trường.
+ Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán trong cơ cấu tổ chức nhà trường: Kế hoạch TCM cần đảm bảo mối liên hệ tương hỗ với kế hoạch các tổ chuyên môn và bộ phận khác trong nhà trường, đều hướng đến thực hiện kế hoạch chung của nhà trường.
- Về cách thức xây dựng kế hoạch: Nội dung của bản kế hoạch tổ chuyên môn cần đảm bảo như sau:
+ Phần căn cứ của kế hoạch
+ Phần nội dung chính của kế hoạch: Đặc điểm tình hình; Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu; Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ; Xác định được lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện; Những kiến nghị và đề xuất của TCM. - Về hình thức trình bày: Bản kế hoạch TCM được trình bày theo thể thức văn bản hành chính, có bố cục gồm 3 phần:
+ Phần thể thức hành chính
+ Phần nội dung chính: Như đã nêu ở trên.
+ Phần chủ thể lập kế hoạch ký tên và phê duyệt của ban giám hiệu.
3.2.2.4. Điều kiên thực hiện