Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 75 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Ưu điểm

TTCM ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nắm bắt các nội dung về hoạt động TCM nên thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo. Phần lớn TTCM có trình độ chuẩn và trên chuẩn, được nhà trường theo dõi, bổ nhiệm từ giáo viên có uy tín, kinh nghiệm giảng dạy. Hầu hết các TTCM có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trong công tác quản lý, chuyên môn. Luôn nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc và được các thành viên trong tổ tín nhiệm cao.

Quá trình quản lý và chỉ đạo TCM xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM: Hiệu trưởng đã thực hiện hướng dẫn và chỉ đạo việc thực hiện triển khai xây dựng kế hoạch theo đúng các bước và thực hiện thống nhất về biểu mẫu của kế hoạch đảm bảo tính thống nhất trong nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch quản lý của các hiệu trưởng và kế hoạch hoạt động của TCM bám sát mục tiêu đào tạo của Đảng, Nhà nước, ngành, địa phương và tình hình thực tế của nhà trường. Xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo HĐTCM của các nhà trường đã trở thành nền nếp hàng năm của các đơn vị.

Công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho TTCM và giáo viên được nhà trường quan tâm. Đây được xem là một trong những điều kiện quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Bên cạnh đó công tác quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh thì nhà trường đã thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên. Công tác kiểm tra thực hiện có hiệu quả và thường xuyên với nhiều hình thức. Công tác hướng dẫn và quản lý chỉ đạo việc dự giờ thao giảng, hội giảng được tiến hành có kế hoạch và nội dung phù hợp giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện. Việc thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh luôn được quan tâm và thực hiện nghiêm túc nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.

Hầu hết các trường đều xây dựng và thực hiện phong trào thi đua, hội thi nhằm tạo không khí thi đua và động lực cho giáo viên và học sinh trong nhà trường như: Phong trào "Dạy tốt – Học tốt", phong trào làm đồ dùng dạy học, các hội thi: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp, viết sáng kiến kinh nghiệm... Các hoạt động chuyên môn trong các nhà trường luôn bám sát nội dung, chương trình của tất cả các môn học đúng theo chương trình sách giáo khoa và phân phối chương trình của Bộ GDĐT.

Các TCM trong các nhà trường sinh hoạt có nề nếp, nội dung sinh hoạt tổ đã thể hiện đặc thù riêng của từng khối lớp. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được triển khai và tiến hành thường xuyên, Đa số giáo viên có ý thức tự giác học hỏi để

vươn lên và có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề.

Hoạt động quản lý của lãnh đạo các trường tiểu học đã giúp các TCM thực sự là nơi thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, của ngành, của địa phương và nhà trường về giáo dục. Đội ngũ CBQL và giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, đoàn kết, đồng thuận cùng với nhà trường để thực hiện tốt kế hoạch và nhiệm vụ chính trị đề ra.

2.5.2. Tồn tại

Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu trên, quản lý HĐTCM của hiệu trưởng ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam còn một số điểm hạn chế, tồn tại đã làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của nhà trường.

Về quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM:

Công tác xây dựng kế hoạch của TCM còn mang nặng về hình thức, đối phó, các chỉ tiêu xây dựng một số còn chưa sát với thực tế.

Công tác kiểm tra, đánh giá, rà soát và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch của TCM và tổ viên trong năm học chưa thực sự có hiệu quả.

Trong quá trình lập kế hoạch HĐTCM, hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức đến việc duyệt, điều chỉnh kế hoạch hoạt động của TCM.

Công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho TTCM và giáo viên:

Việc học tập nâng cao năng lực quản lý của TTCM còn hạn chế

Công tác tự bồi dưỡng của giáo viên chưa được đầu tư nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Việc bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên trong tổ còn chưa có hiệu quả trong việc góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong TCM.

Công tác quản lý sinh hoạt của tổ chuyên môn chưa được thường xuyên

Tuổi đời và tuổi nghề của đội ngũ nhà giáo không đồng đều. Một số TTCM và giáo viên có tư tưởng ngại khó, ngại va chạm; không thích thay đổi, thực hiện những ý tưởng đổi mới.

Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về năng lực chuyên môn. Đội ngũ TTCM chưa được bồi dưỡng về QLGD. Trong công việc điều hành hoạt động của TCM dựa vào kinh nghiệm là chính, trong chỉ đạo điều hành chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đề ra, tính chuyên nghiệp trong quản lý chưa cao.

Hiệu trưởng cũng chưa thực sự hướng dẫn chi tiết cho TTCM phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ cũng như chưa tạo được môi trường thuận lợi cho giáo viên công tác. Ngoài ra, hiệu trưởng cũng chưa đi sâu lãnh đạo sơ kết, tổng kết, đánh giá HĐTCM; chưa kiểm tra kĩ càng công tác bồi dưỡng và phụ đạo học sinh cũng như kiểm tra nề nếp sinh hoạt TCM. Bên cạnh đó, một số trường cũng chưa đảm bảo được đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho giáo viên làm cho công tác giáo dục trong nhà trường có chút ảnh hưởng.

2.5.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trên phần lớn xuất phát từ năng lực quản lý của hiệu trưởng. Người hiệu trưởng chưa làm tốt hết tất cả các chức năng quản lý nên bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Người hiệu trưởng giỏi là người thực sự sử dụng cái tâm, cái tầm của mình để quản lý, có như vậy mới dễ đi vào lòng người, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về tư tưởng chính trị cũng như năng lực sư phạm. Hiện nay, công tác quản lý của hiệu trưởng đối với công tác quản lý HĐTCM chưa được cao, còn lỏng lẻo. Công tác kiểm tra của hiệu trưởng chưa thường xuyên; việc tham dự các buổi sinh hoạt ở TCM còn chưa thường xuyên, đại đa số hiệu trưởng đều giao phó cho phó hiệu trưởng thực hiện. Họ chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của tổ chức này mà chỉ tập trung vào công tác hoạt động phong trào và các hoạt động ngoài lề nên chất lượng của HĐTCM ở trường tiểu học trên địa bàn huyện chưa tốt.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân lớn nữa đến từ năng lực quản lý của TTCM. TTCM chưa thực sự được học sâu về công tác quản lý, họ được hiệu trưởng phân công làm TTCM vì họ có tay nghề chuyên môn vững vàng, có khả năng hướng dẫn các thành viên trong công tác chuyên môn, còn những vấn đề khác họ không biết cách quản lý. Do đó, trong phạm vi hướng dẫn giáo viên trong tổ về chuyên môn, họ làm rất tốt, còn những vấn đề khác thì hầu như chưa được tốt.

Một vấn đề khác cũng là lý do cho công tác quản lý HĐTCM còn hạn chế là do điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường chưa đáp ứng đươc nhu cầu làm việc của giáo viên. Các thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ cho công tác dạy học của giáo viên nên giáo viên không phát huy hết năng lực của bản thân, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng quản lý HĐTCM ở trường tiểu học.

Một nguyên nhân nữa là do người hiệu trưởng chưa khai thác hết mối quan hệ với các tổ chức như Ban đại diện phụ huynh. Mặc dù không tác động trực tiếp đến công tác quản lý HĐTCM nhưng nếu có sự góp sức nhiệt tình từ tổ chức này thì công tác quản lý HĐTCM ở trường tiểu học sẽ vững vàng hơn.

Nguyên nhân cuối cùng chính là do nhận thức chưa đúng của CBQL và giáo viên về mục tiêu và nội dung của HĐTCM. Để nâng cao quản lý HĐTCM cần đề ra những biện pháp dựa trên những nguyên nhân này nhằm giúp quản lý HĐTCM ở trường tiểu học đạt kết quả cao. Vẫn còn không ít TTCM và GV có tư tưởng ngại khó, ngại va chạm, không thích thay đổi, để thực hiện những ý tưởng đổi mới.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn đã nêu một cách khái quát những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục và đào tạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Từ cơ sở đó cho tôi có điều kiện khảo sát và đánh giá thực trạng HĐTCM và thực trạng công tác quản lý HĐTCM ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây

Giang, tỉnh Quảng Nam.

Trong thực trạng HĐTCM ở trường tiểu học, đã làm rõ được nhận thức về vai trò của HĐTCM ở trường tiểu học; nắm bắt được mục tiêu, cách thức hoạt động của HĐTCM ở trường tiểu học.

Trong thực trạng quản lý HĐTCM ở trường tiểu học, cũng làm rõ được: Nhận thức về vai trò của quản lý HĐTCM ở trường tiểu học; việc xây dựng kế hoạch hoạt động; công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM và giáo viên; nội dung sinh hoạt; hoạt động dạy học và giáo dục ở trường tiểu học. Bên cạnh đó, việc thực hiện đảm bảo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐTCM ở trường tiểu học.

Ngoài ra, chương 2 cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường đến công tác quản lý HĐTCM ở trường tiểu học hiện nay.

Những vấn đề thực trạng được nêu trên đây là cơ sở khoa học, định hướng cho công tác nghiên cứu tìm ra các biện pháp quản lý HĐTCM ở các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)