Tầm quan trọng của quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học

1.5.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

Các nhà quản lý học như Fiedeich William Taylor, Henri Fayol, Max Weber đều khẳng định: “Quản lý là khoa học, đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy của xã hội. Trong bất cứ lĩnh vực nào của xã hội thì quản lý luôn giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành và phát triển. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, quản lý là nhân tố giữ vai trò then chốt trong việc đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục”.

Quản lý gắn liền với các hoạt động xã hội nên nó mang tính phổ biến, “Tất cả mọi lao động trực tiếp và tiến hành trên quy mô tương đối lớn, ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung, phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. [10]

Điều 18 Luật Giáo dục năm 2019 có ghi rõ: “CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục; CBQL giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật; Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục.” [21]

Từ đó, có thể thấy vai trò của quản lý rất quan trọng. Trong bất kì vấn đề nào, trong một tổ chức nào, cũng rất cần có quản lý. Người quản lý giống như một đầu tàu, là bộ não của tổ chức. Nếu không có quản lý, tổ chức đó và toàn bộ hoạt động của tổ chức sẽ bị ngừng lại. Trong nhà trường, người quản lý HĐTCM chính là người hiệu trưởng, và người giúp đỡ hiệu trưởng trực tiếp quản lý TCM đó là tổ trưởng chuyên môn.

Nhờ có việc quản lý HĐTCM mà HĐTCM đi đúng hướng, đảm bảo mục tiêu giáo dục. Quản lý HĐTCM còn giúp định hướng cho hiệu trưởng và các cấp lãnh đạo truyền nội dung cần thực hiện một cách rõ ràng, chính xác. Ngoài ra, quản lý HĐTCM còn giúp hiệu trưởng nắm bắt được năng lực của giáo viên cũng như chất lượng giáo dục trong nhà trường.

1.5.2. Mục tiêu quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học

Quản lý HĐTCM là tác động có mục đích của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) để chỉ đạo, điều khiển tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ của tổ nhằm đạt được mục tiêu dạy học và giáo dục. Trong công việc quản lý nhà trường, người hiệu trưởng phải tiến hành rất nhiều hoạt động để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường đã được ghi tại Khoản 1, Điều 60, Luật Giáo dục năm 2019 [21]. Như vậy ta có thể hiểu quản lý nhà trường chủ yếu là quản lý hoạt động dạy - học và các hoạt động giáo dục khác. Đây chính là hoạt động chuyên môn của một nhà trường. Với giới hạn của đề tài này bản thân tôi chỉ đề cập đến việc quản lý HĐTCM thông qua việc quản lý HĐTCM của hiệu trưởng trường tiểu học.

Hoạt động này đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm vững kế hoạch, chương trình và phương pháp giảng dạy các bộ môn ở các khối lớp mà hiện tại là chương trình thay sách của tiểu học. Hiệu trưởng phải là một người giỏi về nghiệp vụ sư phạm. Vì có như vậy thì người hiệu trưởng mới nhanh nhạy trong việc nắm bắt và chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường mà hiện tại đang là một cuộc cách mạng trong giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo con người lao động mới theo yêu cầu của xã hội đặt ra cho giáo dục. Và một yêu cầu không thể thiếu được đối với người hiệu trưởng là phải có năng lực quản lý giỏi để chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là chỉ đạo hàng ngũ tổ trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý chuyên môn của tổ để nâng cao chất lượng chuyên môn của trường.

Để có được điều này thì người hiệu trưởng phải không ngừng trau dồi những kiến thức cơ bản về quản lý, đăc biệt là QLGD mà trong đó cần chú trọng các nguyên tắc của QLGD, đó là: Tính kế thừa và Nhà nước và Nhân dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục.

Người quản lý nắm vững nguyên tắc này sẽ làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trong quá trình quản lý nhà trường.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp thuyết phục với công tác tổ chức, động viên tinh thần và khuyến khích vật chất, chăm lo đời sống giáo viên và cán bộ giáo dục.

Có thể nói đây là nguyên tắc chủ đạo giúp người hiệu trưởng hoàn thành tốt trọng trách của mình. Bởi lẽ trong công tác quản lý nhà nước nói chung và QLGD nói riêng đất nước ta, rất coi trọng các biện pháp giáo dục, thuyết phục để nâng cao ý thức trách nhiệm công dân cũng như ý thức trách nhiệm của người làm công tác giáo dục. Và khi mọi thành viên trong tổ chức đã thấy rõ được trách nhiệm của mình trước công việc thì sẽ hạn chế được sự trì trệ, thiếu trách nhiệm. Nếu có thêm sự động viên, khuyến khích hợp lý, đúng người, đúng việc và đúng lúc ; sự quan tâm chăm lo kịp thời và tế nhị đến tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng cá nhân trong tập thể thì sẽ tạo được khối đoàn kết vững chắc, phát huy được sức mạnh của tập thể trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ giáo dục của trường.

Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới của đất nước, việc "mở cửa" và "hội nhập" là cần thiết, người hiệu trưởng cũng rất cần phải thường xuyên cập nhật cho mình những thông tin mới nhất về các thành tựu giáo dục của các nước trên thế giới, trong khu vực và ở những trường điển hình tiên tiến trong nước cũng như ở địa phương để có thể vận dụng linh hoạt vào công tác quản lý nhà trường của bản thân.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)