Giới thiệu về tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Giới thiệu về tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Thu thập tài liệu và các thông tin cụ thể về thực trạng quản lý HĐTCM của hiệu trưởng các trường tiểu học nhằm tìm hiểu thực tế năng lực quản lý của hiệu trưởng và các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trong việc quản lý HĐTCM.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát bao gồm CBQL và các giáo viên của 10 trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang

Bảng 2.8. Tổng hợp số lượng đơn vị và cán bộ, giáo viên được khảo sát

STT Đơn vị CBQL GV Tổng cộng

1 Trường Tiểu học Atiêng 3 11 14

2 Trường Tiểu học xã Lăng 1 12 13

3 Trường Tiểu học Anông 2 7 9

4 Trường PTDTBT Tiểu học Avương 2 10 12

5 Trường PTDTBT Tiểu học Bhalêê 2 11 13

6 Trường PTDTBT Tiểu học Tr’hy 2 9 11

7 Trường PTDTBT Tiểu học xã Dang 2 9 11

8 Trường PTDTBT Tiểu học Axan 2 9 11

9 Trường PTDTBT Tiểu học Ch’ơm 2 9 11

10 Trường PTDTBT Tiểu học Gari 1 9 10

Tổng cộng 19 96 115

2.2.3. Nội dung khảo sát

Tại mỗi trường, chúng tôi tiến hành khảo sát theo các nội dung sau:

- Nhận thức của các đối tượng về tầm quan trọng của HĐTCM ở trường tiểu học. - Nội dung quản lý HĐTCM của hiệu trưởng trường tiểu học.

- Đánh giá công tác của hiệu trưởng trong việc quản lý HĐTCM. - Các biện pháp sử dụng chỉ đạo HĐTCM của hiệu trưởng.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý HĐTCM của hiệu trưởng trường tiểu học.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

2.2.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

* Khách thể khảo sát, chọn mẫu điều tra, khảo sát:

- Khách thể khảo sát: Huyện Tây Giang hiện có 10 trường tiểu học công lập có thể chia làm 3 nhóm có điều kiện kinh tế, địa lý tương đồng nhau như sau:

+ Nhóm 1: Trường PTDTBT Tiểu học Avương; Trường PTDTBT Tiểu học xã Dang; Trường PTDTBT Tiểu học Bhalêê

+ Nhóm 2: Trường Tiểu học Anông, Trường Tiểu học Atiêng, Trường Tiểu học xã Lăng

+ Nhóm 3: Trường PTDTBT Tiểu học Tr’Hy; Trường PTDTBT Tiểu học Axan; Trường PTDTBT Tiểu học Ch’Ơm, Trường PTDTBT Tiểu học Gari

* Công cụ khảo sát:

- Khảo sát bằng 1 mẫu bảng hỏi chung cho cán bộ quản lý và giáo viên. Bảng hỏi có các câu hỏi, hỏi về thực trạng hoạt động tổ chuyên môn, thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn, thực trạng ảnh hưởng hoạt động tổ chuyên môn.

* Thang đo, thang đánh giá:

- Thang đo có 4 mức độ: mức 1 thấp nhất, mức 4 cao nhất, được quy ước như sau:

+ Mức độ đồng ý: Rất đồng ý (4 điểm), đồng ý (3 điểm), ít đồng ý (2 điểm), không đồng ý (1 điểm)

+ Mức độ thực hiện: Tốt (4 điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), yếu(1 điểm)

+ Mức độ thường xuyên: Rất thường xuyên (4 điểm), thường xuyên (3 điểm), ít thường xuyên (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm)

+ Mức độ quan trọng: Rất quan trọng (4 điểm), quan trọng (3 điểm), ít quan trọng (2 điểm), không quan trọng (1 điểm)

+ Mức độ ảnh hưởng: Rất ảnh hưởng (4 điểm), có ảnh hưởng (3 điểm), ít ảnh hưởng (2 điểm), không ảnh hưởng (1 điểm)

* Xử lý số liệu:

- Sau khi phát phiếu cho các đối tượng được hỏi và thu lại phiếu này. Tổng hợp phiếu trưng cầu ý kiến theo từng đối tượng khảo sát. Sử dụng công thức toán học để phân tích dữ liệu làm cơ sở viết báo cáo kết quả khảo sát.

2.2.4.2. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này được tiến hành để làm rõ hơn thông tin thu được từ phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi.

* Khách thể phỏng vấn:

Phỏng vấn hiệu trưởng. Danh tính các hiệu trưởng tham gia phỏng vấn được mã hóa theo thứ tự như sau: HT1, HT2, HT3

Phỏng vấn giáo viên. Danh tính các giáo viên tham gia phỏng vấn được mã hóa thứ tự như sau: GV1 đến GV4.

* Nội dung, câu hỏi phỏng vấn:

Nội dung các câu hỏi phỏng vấn hiệu trưởng trong phụ lục 2 và phỏng vấn giáo viên trong phụ lục 3.

* Thời gian phỏng vấn: Trong 2 ngày

* Phương pháp phỏng vấn:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)