8. Cấu trúc luận văn
1.6.2. Các yếu tố bên ngoài nhà trường
Yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến HĐTCM như Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã, các ban ngành đoàn thể địa phương, cùng phụ huynh học sinh….
Được sự quan tâm, giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức trên sẽ góp phần nâng cao HĐTCM, giúp chất lượng giáo dục được nâng cao rõ rệt. Ngược lại, nếu không có sự giúp đỡ, hợp tác từ những cơ quan, tổ chức, cá nhân ấy thì HĐTCM, công tác giáo dục sẽ vô cùng khó khăn.
Tiểu kết chương 1
Hoạt động quản lý đã và đang khẳng định vai trò của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội. Quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, đặc biệt là nhà trường tiểu học đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm thật vững những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, QLGD nói chung và QLGD nhà trường tiểu học nói riêng. Trên cở sở tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài, bản thân đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý công tác quản lý HĐTCM trường tiểu học bao gồm:
Giới thiệu các nội dung cơ bản của lý thuyết quản lý làm nền tảng cho việc nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý HĐTCM; Giới
thiệu các khái niệm về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường tiểu học; Vị trí, vai trò và nhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng, TCM và HĐTCM trường tiểu học. Các nội dung quản lý của hiệu trưởng về HĐTCM trường tiểu học. Đồng thời cũng đòi hỏi hiệu trưởng phải không ngừng học hỏi để trao dồi cho mình năng lực quản lý nhà trường. Trên cơ sở đó vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quản lý HĐTCM của trường mình nhằm thực hiện được được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Quản lý HĐTCM trường tiểu học thể hiện ở việc quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM, Quản lý các hoạt động: Dạy học và giáo dục; công tác kiểm tra đánh giá; công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của TCM và tự bồi dưỡng của giáo viên và nội dung sinh hoạt TCM…Công tác quản lý hiệu quả HĐTCM trường tiểu học sẽ quyết định hiệu quả công tác quản lý của nhà trường, góp phần nâng cao chất giáo dục toàn diện cho học sinh.
Cơ sở lý luận về quản lý HĐTCM trường tiểu học nêu ở chương này là tiền đề, luận cứ quan trọng giúp cho việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐTCM trường tiểu học và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý HĐTCM trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Tây Giang
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam được tái lập vào ngày 25 tháng 12 năm 2003 trên cơ sở tách huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang theo quyết định số 72/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
Nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, Tây Giang là địa phương khó khăn nhất của tỉnh Quảng Nam, là vùng biên giới, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 120 km về phía Tây Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 170 km, nơi có cửa khẩu phụ Ch’nốc. Phía tây giáp nước bạn Lào, phía bắc giáp các huyện A Lưới và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, phía đông giáp huyện Đông Giang và phía Nam giáp huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam.
Huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam có 10 đơn vị hành chính cấp xã: Anông, Atiêng, Avương, Axan, Bhalêê, Ch'ơm, Dang, Gari, Lăng, Tr'Hy. Trung tâm huyện đặt tại xã Atiêng
Từ khi tái lập huyện đến nay tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam phát triển, lĩnh vực văn hóa -xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, quốc phòng -an ninh, trật tự xã hội được giữ vững. Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam duy trì được mức tăng trưởng. Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, y tế, an sinh xã hội được các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực, quốc phòng an ninh được đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố, công tác cải cách thủ tục hành chính được quan tâm đáng kể. Công tác giúp dân thoát nghèo được tăng cường và chỉ đạo quyết liệt từ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn huyện được nâng lên so với ngày đầu tái lập huyện.
Thương mại - dịch vụ có bước phát triển mới. Hệ thống chợ nông thôn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, buôn bán lẻ từng bước hình thành, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân và du khách. Kinh tế hợp tác xã được tập trung chỉ đạo, nhiều mô hình hợp tác xã mới hình thành đi vào hoạt động hiệu quả, phát huy tốt vai trò hỗ trợ kinh tế hộ và góp phần phát triển thương mại dịch vụ, kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Mạng lưới thông tin liên lạc được quan tâm đầu tư mở rộng, phủ khắp địa bàn, đảm bảo thông tin thông suốt, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và giải trí, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Các dịch vụ tài chính, tín dụng hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu cho vay sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có bước phát triển; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tiếp tục đầu tư, khôi phục, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn. Thực hiện tốt các chương trình khuyến công, tích cực hỗ trợ đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống và hoàn thành hồ sơ pháp lý 02 cụm công nghiệp tại địa bàn 02 xã: Atiêng, Bhalêê, với tổng diện tích quy hoạch 8,0 ha để kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 2,14%, đạt 35,67%, tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn 38,07%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,69 triệu đồng/21 triệu đồng/người/năm, đạt 112,81%. Toàn huyện có 06/10 Trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia, đạt 60%. Có 02/10 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 20%.
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học
2.1.2.1. Mạng lưới trường, lớp, học sinh
Qui mô số lớp, số khối lớp, số học sinh của các trường Tiểu học trên địa bàn Tây Giang, tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến 2020 thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Qui mô số lớp, số khối lớp, số học sinh của các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
STT Năm học CBQL GV Số học sinh Số lớp Tỉ lệ GV/lớp 1 2015-2016 22 195 1791 125 1,49 2 2016-2017 24 191 1885 125 1,46 3 2017-2018 23 177 1889 126 1,33 4 2018-2019 23 171 1459 120 1,35 5 2019-2020 27 172 2009 112 1,44
Ghi chú: Tỷ lệ giáo viên/lớp không tính 10 giáo viên làm Tổng phụ trách đội (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, số liệu đến tháng 4/2020) 2.1.2.2. Tình hình đội ngũ
* Về số lượng
Thống kê số lượng cán bộ, giáo viên tiểu học ở huyện Tây Giang được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng cán bộ, giáo viên các trường tiểu học
STT Đơn vị CBQL GV Tổng cộng
1 Trường Tiểu học Atiêng 3 27 30
2 Trường Tiểu học xã Lăng 2 19 21
3 Trường Tiểu học Anông 2 13 15
4 Trường PTDTBT Tiểu học Avương 3 21 24
5 Trường PTDTBT Tiểu học Bhalêê 3 18 21
6 Trường PTDTBT Tiểu học Tr’hy 3 14 17
7 Trường PTDTBT Tiểu học xã Dang 2 18 20
8 Trường PTDTBT Tiểu học Axan 3 15 18
9 Trường PTDTBT Tiểu học Ch’ơm 3 15 18
10 Trường PTDTBT Tiểu học Gari 3 12 15
Tổng cộng 27 172 199
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, số liệu đến tháng 4/2020)
Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học được đánh giá thông qua các bảng số liệu sau:
Bảng 2.3. Cơ cấu theo chuyên môn của đội ngũ giáo viên tiểu học từ năm 2015-2016 đến năm học 2019-2020 STT Số giáo viên theo bộ môn Số lượng Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 1 Văn hóa (GV chủ nhiệm) 145 136 124 118 114 2 Âm nhạc 14 15 14 14 15 3 Mĩ thuật 11 11 12 11 10 4 Thể dục 9 9 9 9 10 5 Tiếng Anh 7 11 11 9 11 6 Tin học 9 9 7 7 08 6 Sử-Địa 0 0 0 3 04 Tổng cộng 195 191 177 171 172
Bảng 2.4. Thống kê đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học huyện Tây Giang năm học 2018-2019 STT Đơn vị Tổng số giáo viên Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL %
1 Trường Tiểu học Atiêng 27 18 66,67 9 33,33 0 0 0 0 2 Trường Tiểu học xã Lăng 21 5 23,81 16 76,19 0 0 0 0 3 Trường Tiểu học Anông 09 0 0 9 100 0 0 0 0 4 Trường PTDTBT Tiểu học Avương 19 2 10,53 17 89,49 0 0 0 0 5 Trường PTDTBT Tiểu học Bhalêê 19 16 84,21 3 15,79 0 0 0 0 6 Trường PTDTBT Tiểu học Tr’hy 14 13 92,86 1 7,14 0 0 0 0 7 Trường PTDTBT Tiểu học xã Dang 16 11 68,75 5 31,25 0 0 0 0 8 Trường PTDTBT Tiểu học Axan 16 9 56,25 7 43,75 0 0 0 0 9 Trường PTDTBT Tiểu học Ch’ơm 16 1 6,25 15 93,75 0 0 0 0 10 Trường PTDTBT Tiểu học Gari 14 14 100 0 0 0 0 0 Tổng cộng 171 89 52,05 82 47,95 0 0 0 0
Bảng 2.5. Đội ngũ giáo viên tiểu học đạt danh hiệu giáo viên giỏi qua các năm
Năm học Tổng số GVTH
Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Giáo viên dạy giỏi cấp trường SL % SL % SL % 2015-2016 195 1 0,51 0 0 68 34,87 2016-2017 191 0 0 22 11,52 70 36,65 2017-2018 177 0 0 0 0 77 43,50 2018-2019 171 2 1,17 33 19,30 86 50,29 2019-2020 172 0 0 0 0 36 20,93
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, số liệu đến tháng 4/2020)
* Tình hình về TCM và nhân sự TTCM ở các trường tiểu học:
Thống kê của Phòng GD ĐT huyện Tây Giang năm học 2019-2020, có 10 trường tiểu học với tống số cán bộ, giáo viên phân chia thành 25 TCM, số lượng thành viên trong TCM từ 6 đến 9 người. Mỗi TCM có một tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó. TCM trong các trường tiểu học ở huyện, cụ thể như sau:
Bảng 2.6. Số lượng TCM ở các trường tiểu học huyện Tây Giang
STT Đơn vị Giáo viên Số TCM Số TTCM
1 Trường Tiểu học Atiêng 27 4 4
2 Trường Tiểu học xã Lăng 19 3 3
3 Trường Tiểu học Anông 13 2 2
4 Trường PTDTBT Tiểu học Avương 21 3 3
5 Trường PTDTBT Tiểu học Bhalêê 18 2 2
6 Trường PTDTBT Tiểu học Tr’hy 14 2 2
7 Trường PTDTBT Tiểu học xã Dang 18 2 2
8 Trường PTDTBT Tiểu học Axan 15 2 2
9 Trường PTDTBT Tiểu học Ch’ơm 15 2 2
10 Trường PTDTBT Tiểu học Gari 12 3 3
Tổng cộng 172 25 25
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, số liệu đến tháng 4/2020)
Đội ngũ TTCM ở huyện Tây Giang thường được bổ nhiệm dựa trên sự tín nhiệm và giới thiệu của các thành viên trong TCM. Hầu hết đều có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng, 100% TTCM có trình độ chuyên môn trên chuẩn.
2.1.2.3. Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục các trường Tiểu học địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam từ năm 2017 đến 2019 được thể hiện ở bảng 2.7
Bảng 2.7. Thống kê kết quả giáo dục của các trường Tiểu học trên địa bàn huyện năm học 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019 Xếp loại Chung Số lượng Tỷ lệ % Năm học: 2016-2017 Phẩm chất Tốt 1188 63,67 Đạt 673 36,07 Cần cố gắng 5 0,27 Năng lực Tốt 1114 59,70 Đạt 745 39,92 Cần cố gắng 7 0,38
Chất lượng Hoàn thành chương trình lớp học 1847 98,98 Hoàn thành chương trình tiểu học 376 100
Năm học: 2017-2018 Phẩm chất Tốt 1256 66,28 Đạt 630 33,25 Cần cố gắng 9 0,47 Năng lực Tốt 1137 60,00 Đạt 747 39,41 Cần cố gắng 11 0,59
Chất lượng Hoàn thành chương trình lớp học 1853 97,78 Hoàn thành chương trình tiểu học 329 100
Năm học: 2018-2019 Phẩm chất Tốt 1436 73,75 Đạt 504 25,88 Cần cố gắng 7 0,37 Năng lực Tốt 1186 60,91 Đạt 750 38,57 Cần cố gắng 11 0,52
Chất lượng Hoàn thành chương trình lớp học 1917 98,45 Hoàn thành chương trình tiểu học 374 100
(Nguồn: Báo cáo chất lượng GD của Phòng GDĐT huyện Tây Giang qua các năm) 2.1.2.4. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
* Kiểm định chất lượng giáo dục:
- Mức 1: Không
- Mức 2: Tổng số trường được kiểm định chất lượng giáo dục: 04 trường
- Mức 3: Tổng số trường được kiểm định chất lượng giáo dục: 01 trường * Trường chuẩn quốc gia:
- Mức độ 1: Tổng số trường học đạt chuẩn: 04/ 10; đạt tỉ lệ: 40 %;
2.2. Giới thiệu về tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Thu thập tài liệu và các thông tin cụ thể về thực trạng quản lý HĐTCM của hiệu trưởng các trường tiểu học nhằm tìm hiểu thực tế năng lực quản lý của hiệu trưởng và các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trong việc quản lý HĐTCM.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát bao gồm CBQL và các giáo viên của 10 trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang
Bảng 2.8. Tổng hợp số lượng đơn vị và cán bộ, giáo viên được khảo sát
STT Đơn vị CBQL GV Tổng cộng
1 Trường Tiểu học Atiêng 3 11 14
2 Trường Tiểu học xã Lăng 1 12 13
3 Trường Tiểu học Anông 2 7 9
4 Trường PTDTBT Tiểu học Avương 2 10 12
5 Trường PTDTBT Tiểu học Bhalêê 2 11 13
6 Trường PTDTBT Tiểu học Tr’hy 2 9 11
7 Trường PTDTBT Tiểu học xã Dang 2 9 11
8 Trường PTDTBT Tiểu học Axan 2 9 11
9 Trường PTDTBT Tiểu học Ch’ơm 2 9 11
10 Trường PTDTBT Tiểu học Gari 1 9 10
Tổng cộng 19 96 115
2.2.3. Nội dung khảo sát
Tại mỗi trường, chúng tôi tiến hành khảo sát theo các nội dung sau:
- Nhận thức của các đối tượng về tầm quan trọng của HĐTCM ở trường tiểu học. - Nội dung quản lý HĐTCM của hiệu trưởng trường tiểu học.
- Đánh giá công tác của hiệu trưởng trong việc quản lý HĐTCM. - Các biện pháp sử dụng chỉ đạo HĐTCM của hiệu trưởng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý HĐTCM của hiệu trưởng trường tiểu học.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
2.2.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Khách thể khảo sát, chọn mẫu điều tra, khảo sát:
- Khách thể khảo sát: Huyện Tây Giang hiện có 10 trường tiểu học công lập có thể chia làm 3 nhóm có điều kiện kinh tế, địa lý tương đồng nhau như sau:
+ Nhóm 1: Trường PTDTBT Tiểu học Avương; Trường PTDTBT Tiểu học xã Dang; Trường PTDTBT Tiểu học Bhalêê
+ Nhóm 2: Trường Tiểu học Anông, Trường Tiểu học Atiêng, Trường Tiểu học xã Lăng
+ Nhóm 3: Trường PTDTBT Tiểu học Tr’Hy; Trường PTDTBT Tiểu học Axan; Trường PTDTBT Tiểu học Ch’Ơm, Trường PTDTBT Tiểu học Gari
* Công cụ khảo sát:
- Khảo sát bằng 1 mẫu bảng hỏi chung cho cán bộ quản lý và giáo viên. Bảng hỏi có các câu hỏi, hỏi về thực trạng hoạt động tổ chuyên môn, thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn, thực trạng ảnh hưởng hoạt động tổ chuyên môn.
* Thang đo, thang đánh giá:
- Thang đo có 4 mức độ: mức 1 thấp nhất, mức 4 cao nhất, được quy ước như sau:
+ Mức độ đồng ý: Rất đồng ý (4 điểm), đồng ý (3 điểm), ít đồng ý (2 điểm), không đồng ý (1 điểm)
+ Mức độ thực hiện: Tốt (4 điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), yếu(1 điểm)
+ Mức độ thường xuyên: Rất thường xuyên (4 điểm), thường xuyên (3 điểm), ít thường xuyên (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm)
+ Mức độ quan trọng: Rất quan trọng (4 điểm), quan trọng (3 điểm), ít quan trọng (2 điểm), không quan trọng (1 điểm)
+ Mức độ ảnh hưởng: Rất ảnh hưởng (4 điểm), có ảnh hưởng (3 điểm), ít ảnh