Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 104 - 138)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Thông qua kết quả Bảng 3.1 về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, chúng tôi nhận thấy cách nhìn nhận của các đối tượng đề có sự thống nhất và đánh giá cao về mức độ cấp thiết và tính khả thi đối với các biện pháp đề xuất của tác giả. Cụ thể là: 8 biện pháp được đề xuất đều được CBQL và giáo viên đánh giá là có mức độ rất cấp thiết và rất khả thi. Trong đó: 4 biện pháp được đánh giá đạt tỷ lệ 100% về sự rất cấp thiết và 3 biện pháp có được đánh giá 100% về tính rất khả thi. Còn lại, tất cả các biện pháp đều đạt trên mức 85% đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và rất khả thi.

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTCM ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang.

TT Biện pháp đề xuất Số lượng Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức về HĐTCM ở trường tiểu học 115 100 0 0 0 100 0 0 0

2 Đổi mới công tác xây

dựng kế hoạch HĐTCM 115 94.8 5.2 0 00 95.6 4.4 0 0 3 Đổi mới nội dung và

TT Biện pháp đề xuất Số lượng Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 4

Đổi mới quản lý tổ chức dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018

115 100 0 0 0 91.3 8.7 0 0

5

Đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng HĐTCM

115 87.8 12.2 0 0 90.4 1.6 0 0

6 Xây dựng, hoàn thiện cơ

cấu tổ chức của TCM 115 100 0 0 0 100 0 0 0 7

Xây dựng tổ chuyên môn theo hướng xây dựng “Tổ chức biết học hỏi”

115 86.9 13.1 0 0 88.7 11.3 0 0

8

Tăng cường quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐTCM ở trường tiểu học

115 88.7 11.3 0 0 91.3 8.7 0 0

Với kết quả khảo nghiệm như trên, cho phép chúng tôi bước đầu có thể khẳng định về sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất trong việc quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Ngoài ra, qua trao đổi phỏng vấn thêm, chúng tôi nhận thấy đa số CBQL, giáo viên và phụ huynh học sinh đều đồng tình với các biện pháp được đề xuất ở trên và tin tưởng rằng nếu áp dụng các biện pháp trên một cách đồng bộ thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cao cho công tác quản lý HĐTCM nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường tiểu học.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn, căn cứ vào các nguyên tắc, 8 biện pháp được đề xuất để nâng cao chất lượng quản lý HĐTCM ở trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tập trung vào 8 nội dung cốt lõi:

- Nâng cao nhận thức về HĐTCM ở trường tiểu học. - Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch HĐTCM. - Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt TCM.

- Đổi mới quản lý tổ chức dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018.

- Đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng HĐTCM. - Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của tổ chuyên môn.

- Tăng cường quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học.

Mỗi biện pháp được trình bày theo cấu trúc: Mục tiêu của biện pháp, nội dung của biện pháp, cách thực hiện biện pháp, điều kiện thực hiện biện pháp.

Nhìn chung, kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTCM ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam đã nhận được sự nhất trí cao của các đối tượng khảo nghiệm.

Thực tế khảo nghiệm trên đây chỉ là bước đầu, cần thêm nhiều thời gian để áp dụng các biện pháp này vào quản lý HĐTCM ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Theo cơ sở lý luận của đề tài thì TCM là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Hay có thể nói TCM trong nhà trường là đơn vị cơ sở thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn đổi mới giáo dục nhằm công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để TCM hoạt động đúng vai trò và chức năng của mình, nhà trường cần có một sự chỉ đạo và quản lý tốt nhằm phát triển và nâng cao công tác giáo dục. Chính vì vậy, nếu hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động của TCM trong nhà trường thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

Trên cơ sở hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về lý luận khoa học, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác quản lý của hiệu trưởng, vai trò, vị trí, nhiệm vụ của TCM trong hệ thống giáo dục nhà trường. Qua đó, góp phần vận dụng lý luận khoa học và quản lý giáo dục vào thực tiễn, giúp hiệu trưởng nâng cao chất lượng quản lý HĐTCM ở trường tiểu học.

1.2. Về thực tiễn

Để thể hiện tính thực tiễn của để tài, tôi đã thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động chuyên môn và quàn lý HĐTCM của 10 trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam. Các nội dung khảo sát như: Thực trạng HĐTCM ở các trường tiểu học; thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM; …

Qua việc khảo sát thực trạng cho thấy:

Hoạt động TCM trong các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã đi vào nề nếp và đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Các TCM của các trường đã thực sự là nơi thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, của ngành, địa phương và nhà trường về công tác giáo dục. Hầu hết các hiệu trưởng đã thực sự hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý HĐTCM trong nhà trường. Việc quản lý các hoạt động nói chung và quản lý hoạt động của TCM nói riêng, đã góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý và yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên một số mặt trong công tác hoạt động của TCM và công tác quản lý hoạt động TCM của hiệu trưởng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chưa thống nhất và chưa có sự không đồng đều giữa các nhà trường trên cùng địa bàn huyện.

Từ khảo sát thực trạng, phân tích những ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đã áp dụng ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang và từ những yêu cầu cấp thiết của sự đổi mới giáo dục, tôi đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCM ở các trường tiểu học. Các biện pháp được đề xuất trong đề tài bao gồm:

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về HĐTCM ở trường tiểu học. Biện pháp 2. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch HĐTCM. Biện pháp 3. Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt TCM.

Biện pháp 4. Đổi mới tổ chức dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018.

Biện pháp 5. Đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng HĐTCM. Biện pháp 6. Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của tổ chuyên môn.

Biện pháp 7. Xây dựng tổ chuyên môn theo hướng xây dựng “Tổ chức biết học hỏi”.

Biện pháp 8. Nâng cao quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐTCM ở trường tiểu học. Các biện pháp trên đã được phân tích, tìm hiểu qua thực trạng. Kết quả khảo nghiệm ý kiến đánh giá của CBQL và TTCM thể hiện các biện pháp quản lý ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam do luận văn đề xuất là có tính cấp thiết rất cao và tính khả thi cao. Việc áp dụng đồng bộ, hệ thống 8 biện pháp của luận văn đề xuất sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCM trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

Để hoạt động quản lý TCM ở các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có hiệu quả, tôi xin khuyến nghị cho các cấp một số vấn đề sau:

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam

Có chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường.

Chỉ đạo các phòng, ban tạo điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn.

Ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác HĐTCM ở trường tiểu học. Đặc biệt là HĐTCM nhằm đáp ứng chương trình GDPT trong giai đoạn hiện nay (Chương trình GDPT 2018)

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang

Cần tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng và tổ chức những đợt hội thảo về chuyên đề quản lý TCM cho hiệu trưởng; tổ chức tập huấn công tác quản lý TCM cho các TTCM ở các trường.

Tổ chức cho đội ngũ CBQL, TTCM các trường tiểu học được đi tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý tại các trường điểm, trường Chuẩn Quốc gia ở các tỉnh, thành phố tiêu biểu trong nước.

Tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường tiểu học còn quá thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tạo điều kiện cho TTCM tham gia học tập các lớp quản lý giáo dục nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác quản lý TCM.

Tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên môn cụm trường nhằm tháo gỡ nhừng khó khăn và đề ra các biện pháp quản lý và HĐTCM đạt hiệu quả.

Thường xuyên chỉ đạo các trường Tiểu học tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cho các TCM trong trường, cụm trường ở tất cả các khối lớp.

2.3. Đối với các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng nam

Hiệu trưởng cần có sự phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của từng thành viên tham gia quản lý như: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, TTCM; tránh tình trạng ôm đồm hoặc chồng chéo trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; cần thực hiện tốt việc trao quyền và tránh biến TCM thành một bộ phận triển khai những công việc mang tính chất hành chính thuần tuý.

Hiệu trưởng cần có những tác động tích cực vào hoạt động của TCM cả về mặt hoạt động chuyên môn và cả về những quyền lợi, chế độ đãi ngộ, khen thưởng.

Hiệu trưởng cần thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ tốt hoạt động dạy và học; cung ứng những nhu cầu tốt nhất trong điều kiện cụ thể của trường mình để TCM có điều kiện hoạt động với hiệu suất cao.

Các trường Tiểu học trên địa bàn huyện cần tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng về công tác quản lý và HĐTCM theo hướng đổi mới. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng HĐTCM. Xây dựng TCM thành “Tổ chức biết học hỏi”.

Tạo điều kiện cho đội ngũ nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15-6-2004 về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, Hà Nội.

[2] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về QLGD, Trường cán bộ QLGD và đào tạo, Hà Nội.

[3] Đặng Quốc Bảo – Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lí giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Văn bản hợp nhất số 03/VBHN- BGDĐT, ngày 22/01/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về ban hành Thông tư hợp nhất Điều lệ trường tiểu học, Hà Nội

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018, Ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018, Hà Nội.

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 17/2018/ TT – BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018, Ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường Tiểu học, Hà Nội.

[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kế hoạch số 80/KH- BGDĐT, ngày 25 tháng 2 năm 2014 về “Tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên”, Hà Nội.

[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh từ năm học 2017 – 2018, Hà Nội.

[10] C.Mác (1960), Tư bản, Quyển I, Tập 2. NXB Sự thật, Hà Nội

[11] Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lí quá trình sư phạm trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

[12] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lí hiện đại và vận dụng vào quản lí giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[13] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[14] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[15] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế số (banhành ngày 04/11/2013).

[16] Trần Kiểm (1984), Quản lí giáo dục và trường học (Giáo trình dùng cho học viên cao học Giáo dục học) Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

[17] Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[18] Trần Kiểm, Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. NXB Đại học Sư phạm.

[19] Lê Thị Liên (2018), Một số biện pháp quản lí tổ chuyên môn trong trường tiểu học theo hướng xây dựng “Tổ chức biết học hỏi”, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng 8/2018.

[20] Luật giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[21] Luật giáo dục (2019), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[22] Phùng Đình Mẫn – Nguyễn Thị Hương Giang ( 2019), Quản lý HĐTCM ở

các trường Tiểu học quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí

Giáo chức Việt Nam, số 152 ( Tháng 12 năm 2019)

[23] M.I.Konđacốp (1984), Cơ sở lý luận của Quản lý giáo dục, Trường QLCBGD & Viện KHGD.

[24] Nguyễn Văn Ninh – Lê Thị Thu (2015), Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học – Phương thức để phát triển năng lực dạy học cho giáo viên, Tạp chí giáo dục.

[25] Phòng GDĐT huyện Tây Giang, Chiến lược phát triển giáo dục từ 2015 đến 2020.

[26] Phòng GDĐT huyện Tây Giang, Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016; 2016- 2017; 2017- 2018; 2018-2019.

[27] Phòng GDĐT huyện Tây Giang (2014), Hướng dẫn công tác quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và tương đương.

[28] Phương pháp dạy học - Mô hình nghiên cứu bài học, Website: http://nghiepvusupham.com

[29] Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT Trung ương 1, Hà Nội.

[30] Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2000), Nghị quyết số 40/2000/QH 10 ngày 09/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

[31] Senge P. M. - Kliener A. - Roberts C. - Ross R.B. - Smith BJ (1996), The Fifth Discipline Fieldbook. Strategies and tools for a learning Organization, London. Nicholas Brealey Publishing.

[32] Hoàng Tâm Sơn (2001), Một số vấn đề tổ chức khoa học của người hiệu trưởng, trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.

[34] Từ điển tiếng Việt (1994), NXB Giáo dục, Hà Nội.

[35] UBND huyện Tây Giang (2019), Báo cáotình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội-quốc phòng, an ninh năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020,(Trình tại kỳ họp thứ 12, HĐND huyện khoá XI, nhiệm kỳ 2016-

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 104 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)