Tổ chuyên môn trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Tổ chuyên môn trường tiểu học

Tổ chuyên môn trong trường tiểu học được quy định tại Điều 18 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau: “TCM bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. TCM có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó” [4].

1.4.1.1. Vị trí của TCM

TCM là một bộ phận cấu thành bộ máy của nhà trường. Các TCM có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận và đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác trong chiến lược phát triển nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục khác để đưa nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.

TCM là nơi trực tiếp quản lý, rèn luyện và bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, về phẩm chất, đạo đức nhà giáo…; thông qua các hoạt động của tổ, năng lực giảng dạy và chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên từng bước được nâng cao.

1.4.1.2. Vai trò của tổ chuyên môn

Có thể nói TCM trong nhà trường tiểu học là đơn vị cơ sở cơ bản để thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT, của địa phương và của nhà trường. Hoạt động của TCM có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, nếu hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động của TCM trong nhà trường thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

TCM được hoạt động theo Điều lệ nhà trường và dưới sự quản lý của hiệu trưởng. Đây là đầu mối mà hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý các hoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của giáo viên. TCM có vai trò quan trọng giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ.

TCM là nơi hiện thực hóa kế hoạch dạy học của nhà trường. Quản lý chất lượng TCM là hạt nhân quan trọng để quản lý chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường.

những khó khăn trong đời sống hằng ngày. Chính vì thế, TCM còn có vai trò tập hợp, đoàn kết các thành viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

1.4.1.3. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn

Tại khoản 2, Điều 18 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ GDĐT ban hành nêu rõ nhiệm vụ của TCM như sau:

Nhiệm vụ của TCM:

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;

Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. [4]

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)