8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp Thực hiện biện pháp này nhằm:
Nâng cao nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của HĐTCM ở trường tiểu học.
thức HĐTCM ở trường tiểu học.
Giúp giáo viên hiểu và nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức xây dựng và tích cực tham gia HĐTCM ở trường tiểu học.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Biện pháp này gồm các nội dung sau đây:
Tăng cường bồi dưỡng nhận thức về vai trò của HĐTCM ở trường tiểu học. Giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch HĐTCM.
Giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện lên tiết chuyên đề, thao giảng.
Giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và phụ đạo học sinh trong HĐTCM.
Giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của việc làm đồ dùng dạy học, quản lý hồ sơ chuyên môn, việc sử dụng sách và các thiết bị dạy học trong HĐTCM.
Giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của việc cần phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của giáo viên trong HĐTCM.
Giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của việc hợp tác, chia sẻ, khuyến khích, động viên giáo viên học hỏi nâng cao năng lực sư phạm.
Xác định thời gian hợp lý mỗi lần sinh hoạt TCM theo hướng nâng cao hiệu quả.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Phải làm cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của HĐTCM ở trường tiểu học. Chỉ khi nhận thức được tầm quan trọng của HĐTCM thì giáo viên mới có ý thức cố gắng cho các hoạt động của TCM được lớn mạnh. Để làm được điều đó, người hiệu trưởng phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bằng nhiều cách thức phù hợp, chỉ đạo TCM những việc sau:
Trong các cuộc họp hội đồng sư phạm và họp chuyên môn hàng tháng, trong cuộc họp tổ 2 tuần/lần, thường xuyên quán triệt giáo viên về vai trò của HĐTCM ở trường tiểu học thông qua các văn bản pháp quy quy định nội dung, quyền hạn và nhiệm vụ của TCM trong nhà trường. Chỉ đạo các tổ hướng dẫn và phổ biến các văn bản liên quan đến HĐTCM để giáo viên nắm bắt. Bồi dưỡng cho giáo viên qua các buổi phổ biến pháp luật trong nhà trường. Khuyến khích giáo viên lên Website nhà trường, Phòng Giáo dục để nghiên cứu các văn bản; thực hiện các chuyên đề hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn hàng năm để giáo viên nắm bắt. Kiểm tra đánh giá việc nắm bắt các văn bản này trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Cần làm cho mỗi giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch HĐTCM ở trường tiểu học. Giáo viên phải thấy được việc hoạt động mà không có kế hoạch chuẩn bị trước thì sẽ gây ra hậu quả như thế nào. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, cho giáo viên nghiên cứu trước các công việc cần phải làm và các bài cần phải dạy trong 2 tuần kế tiếp cùng với vấn đề về học sinh để cùng thảo luận, lên kế hoạch cho tất cả cùng tham gia nhằm làm cho công tác giáo dục của tổ được tốt hơn.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì việc nâng cao năng lực sư phạm là vô cùng cần thiết. Một trong những cách để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên chính là việc lên tiết chuyên đề, thao giảng. Vì thế, trong HĐTCM, rất cần thiết đưa nội dung này vào.
Hoạt động chính của nhà trường là hoạt động giáo dục, phải đảm bảo tất cả học sinh hoàn thành chương trình tiểu học nên đòi hỏi giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và phụ đạo học sinh đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường bằng cách: Trong các cuộc họp TCM, thường xuyên nhắc nhở cho giáo viên về mục tiêu chính của giáo dục tiểu học, đưa việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh vào đánh giá viên chức cuối năm học.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến HĐTCM là việc sử dụng các thiết bị dạy học vào giảng dạy và công tác quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên. Việc có sử dụng thiết bị dạy học sẽ làm học sinh hứng thú trong học tập hơn và quản lý hồ sơ chuyên môn sẽ đảm bảo công tác giảng dạy của giáo viên đúng mục tiêu giáo dục. Công tác này phải luôn được nhắc tới trong các cuộc họp chuyên môn để giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của nó.
TCM được hình thành và phát triển dựa trên đóng góp của mỗi cá nhân trong tổ . Phải làm cho giáo viên nhận thức được vai trò của bản thân trong tập thể để họ có thể tự giác, tích cực, sáng tạo trong công tác giáo dục, giúp TCM vững mạnh.
Phải làm cho giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc hợp tác, chia sẻ, khuyến khích, động viên giáo viên học hỏi nâng cao năng lực sư phạm. Chỉ có như vậy, mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng của HĐTCM trong nhà trường.
Thời gian họp TCM cũng là một yếu tố liên quan đến chất lượng họp TCM. Một cuộc họp TCM có rất nhiều nội dung cần trao đổi: Rút kinh nghiệm công tác qua để hoàn thiện hơn trong tương lai; đề ra các hoạt động cần thực hiện sắp tới; đưa ra những thắc mắc, những điều còn khó khăn trong công tác giáo dục học sinh để cả tổ bàn bạc đi đến thống nhất; thảo luận thống nhất cách dạy các môn học trong 2 tuần kế tiếp,… Để có thể thực hiện hết các nội dung này, cần đến thời gian là một buổi (khoảng 3 giờ) mới đảm bảo.
Hiệu trưởng cần phân công CBQL nhà trường (Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng) thường xuyên tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn ở các tổ chuyên môn trong nhà trường để có thể theo dõi hướng dẫn việc thực hiện các nội dung sinh hoạt và các nội dung về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời có hướng chỉ đạo và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà giáo viên trong tổ gặp phải. Bên cạnh đó, quán triệt giáo viên trong TCM về tầm quan trọng của HĐTCM trong nhà trường.
Tạo bầu không khí thi đua trong nhà trường, TCM và mỗi giáo viên để thực hiện tốt các hoạt động của TCM như: phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”; “Đổi mới sáng tạo”…thi đua tiếp cận với cái mới trong công nghệ thông tin, thi đua áp dụng các
phương pháp dạy học mới, kĩ thuật dạy học tích cực…nhằm thúc đẩy được các hoạt động TCM, tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường, thúc đẩy được sự tích cực của mỗi giáo viên trong hoạt động của TCM và nhà trường.
Ngoài ra, cần phải xây dựng được đội ngũ giáo viên cốt cán trong nhà trường đảm bảo đúng về cơ cấu và vững về chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu của nhà trường, hỗ trợ giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động. Chính vì vậy, lãnh đạo nhà trường phải không ngừng hoàn thiện bản thân và là tấm gương của giáo viên trong các hoạt động của nhà trường phải đảm bảo cả “Đức” và “Tài” để đưa nhà trường đạt được mục tiêu trong giáo dục.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để biện pháp “Nâng cao nhận thức về HĐTCM ở trường tiểu học” đạt hiệu quả khi được tiến hành trong các điều kiện sau đây:
Bản thân hiệu trưởng phải là người hiểu được tầm quan trọng của HĐTCM ở trường tiểu học. Chỉ khi hiệu trưởng nhận thức được tầm quan trọng đó thì họ mới thực sự quan tâm, chú trọng đến công tác quản lý HĐTCM ở trường tiểu học và có thể truyền những nhận thức đúng đắn đến tập thể.
Công tác tuyên truyền cho giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của HĐTCM ở trường tiểu học phải được lồng ghép trong các cuộc họp, trong các hoạt động chuyên môn và lặp lại thường xuyên thì giáo viên mới dần thấm nhuần và chuyển thành hành động. Có như vậy, công tác HĐTCM mới đạt kết quả cao.