8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Tiểu học huyện
2.4.2. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch HĐTC Mở các trường Tiểu học
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của TCM là xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM. Ở các trường tiểu học, một trong những nhiệm vụ quan trọng của TCM là xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM. Xây dựng kế hoạch giúp TCM có cái nhìn toàn diện, xác định được nội dung trọng tâm trong năm học để thực hiện. Ngoài ra, lập kế hoạch còn giúp cho TCM lựa chọn được phương pháp, biện pháp thực hiện phù hợp, dự kiến được khó khăn, thuận lợi để có thể điều chỉnh.
Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của TCM, hiệu trưởng phải quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM ở các trường tiểu học. Chúng tôi tiến hành điều tra và nhận thấy tình hình quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, qua khảo sát được thể hiện ở bảng 2.15.
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch HĐTCM ở các trường Tiểu học
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đạt được CBQL Giáo viên ĐTB TH ĐTB TH
01 Tập huấn xây dựng kế hoạch cho TTCM và giáo viên 3,63 3 2,99 7 02 Xây dựng và thống nhất biểu mẫu kế hoạch của
TCM trong toàn trường
3,53 4 3,55 3
03 Ban hành kịp thời kế hoạch chung của nhà trường để TCM có cơ sở xây dựng kế hoạch
3,79 1 3,59 2
04 Quán triệt TCM xác định mục tiêu, nội dung kế hoạch công tác của tổ dựa trên mục tiêu chung của nhà trường
3,68 2 3,65 1
05 Đánh giá tính phù hợp, khả thi kế hoạch TCM với kế hoạch của nhà trường và điều kiện thực tế của TCM
2,84 6 2,97 5
06 Hiệu trưởng ký duyệt và ban hành kế hoạch của TCM
2,95 5 3,22 4
07 TTCM phổ biến kế hoạch đến toàn thể TCM 2,79 7 3,05 6
Kết quả khảo sát ở bảng 2.15 cho thấy: Về tình hình quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM, đa số ý kiến đánh giá tập trung ở mức độ rất tốt với điểm ĐTB từ 2,97 trở lên. Các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và duyệt kế hoạch hoạt động đó.
dung như: ban hành kịp thời kế hoạch chung của nhà trường để TCM có cơ sở xây dựng kế hoạch của tổ; quán triệt TCM xác định mục tiêu, nội dung kế hoạch công tác của tổ dựa trên mục tiêu chung của nhà trường; đánh giá tính phù hợp, khả thi kế hoạch TCM với kế hoạch của nhà trường và điều kiện thực tế của tổ; Hiệu trưởng ký duyệt và ban hành kế hoạch của TCM cũng được đánh giá rất tốt. Được xếp bốn thứ hạng đầu với điểm ĐTB cao (CBQL từ 3,53 đến 3,79 và giáo viên là 3,22 đến 3,65). Từ đó cho thấy việc xây dựng kế hoạch của TCM và của giáo viên đảm bảo chi tiết, rõ ràng, chính xác, khoa học và phù hợp, tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Tuy nhiên việc tập huấn xây dựng kế hoạch cho TTCM và giáo viên có sự khác biệt trong đánh giá ý kiến của CBQL, giáo viên (CBQL thứ hạng 3; giáo viên thứ hạng 7). Khi được hỏi, hiệu trưởng (HT3) cho biết ở trường hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và công việc này có kết quả tốt. Còn giáo viên (GV3) thì lại cho biết tại trường đang công tác, thực ra, hiệu trưởng chỉ đưa kế hoạch năm học đến các TCM, rồi yêu cầu tổ trưởng chuyên môn làm theo mẫu đó, kết hợp với các tổ chức khác trong trường để làm kế hoạch. Nếu vậy rất khó để tổ trưởng chuyên môn biết cách làm bảng kế hoạch đầy đủ nội dung, hình thức theo quy định mà không được hướng dẫn kĩ càng.
TTCM phổ biến kế hoạch đến toàn thể GV của tổ chưa thực sự tốt, điểm ĐTB chỉ đạt (CBQL từ 2,79 và giáo viên là 3,05) xếp thứ hạng 6 và 7. Trên thực tế cho thấy hiệu trưởng một số trường chưa thường xuyên tập huấn xây dựng kế hoạch cho TTCM và giáo viên ngay từ đầu các năm học. Qua tìm hiểu, kế hoạch do TTCM chịu trách nhiệm xây dựng là chính, đôi khi không nhận được sự đồng thuận của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nên việc thực hiện gặp khó khăn. Hiệu trưởng cũng đã có sự chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM song chỉ đạo quy trình xây dựng kế hoạch chưa rõ ràng. Một hạn chế nữa là TTCM xây dựng kế hoạch còn chung chung, dàn trải, lẫn lộn giữa mục tiêu và biện pháp. Ở những trường nhỏ, trong một TCM gồm nhiều khối lớp, TTCM thường gặp khó khăn trong việc cụ thể hoá mục tiêu đến từng khối lớp, từng môn. Do chưa được bồi dưỡng về kiến thức QLGD nên năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch của đội ngũ TTCM còn nhiều hạn chế. Kế hoạch của TCM ít có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong tổ.
2.4.3. Thực trạng công tác quản lý tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM và giáo viên ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam