8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Tiểu học huyện
2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học và giáo dụ cở trường tiểu học theo
theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
Công tác quản lý, đánh giá dạy học góp phần trong việc thúc đẩy hoạt động của TCM nói chung và hoạt động công tác giảng dạy của giáo viên nói riêng, công tác này góp phần giúp người hiệu trưởng kiểm định và đánh giá được chất lượng dạy học trong nhà trường (Chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh) một cách khoa học và chính xác phù hợp với thực tế của nhà trường. Trong những năm qua hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều nội dung nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị. Nhiều nội dung để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong nhà trường được áp dụng nhằm đảm bảo các hoạt động dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Dựa trên kết quả khảo sát về các nội dung quản lý hoạt động dạy học và giáo dục ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh được đánh giá:
Bảng 2. 19. Kết quả khảo sát quản lý hoạt động dạy học và giáo dục ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đạt được CBQL Giáo viên ĐTB TH ĐTB TH
01
Tổ chức các chuyên đề vầ thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của các môn học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
3,00 5 2,97 6
02 Công tác đổi mới phương pháp kiểm tra đánh
giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực 2,84 6 3,25 4 03 Quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng TCM 3,63 2 3,49 2 04 Quản lý chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường
xuyên của giáo viên 3,42 4 3,11 5
05 Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên việc hướng dẫn
học sinh kỹ năng và phương pháp tự học 3,53 3 3,36 3 06 Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên 3,74 1 3,59 1
07
Lấy ý kiến phản hồi của học sinh và phụ huynh học sinh về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá của giáo viên.
2,74 7 2,86 7
Từ bảng kết quả được thống kê ở trên cho thấy công tác thực hiện quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên được hiệu trưởng thực hiện tốt nhất. Công tác kiểm tra hồ
sơ chuyên môn được thực hiện với 2 hình thức là kiểm tra thường xuyên định kỳ và kiểm tra đột xuất.
Về công tác quản lý của nhà trường về việc dự giờ, hội giảng, thao giảng TCM được thực hiện theo kế hoạch và trên nội dung thống nhất của các tổ viên trong TCM dựa trên những khó khăn, vướng mắc thường gặp trong qua trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại lớp của giáo viên và qua việc dự giờ kiểm tra của TTCM và CBQL nhà trường nội dung này qua lấy ý kiến là thứ hạng 2.
Theo thực tế khảo sát và dựa trên thông kê trên công tác đổi mới PPDH của TCM được thực hiện hiệu quả cao tại các tiết thao giảng và sinh hoạt chuyên môn cụm và thực hiện chuyên đề chuyên môn. Các tiết dạy trong các đợt này đều thể hiện rõ việc phát triển năng lực của học sinh, thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức dạy học được đa số giáo viên đánh giá cao, giúp giáo viên tháo gỡ được những khó khăn và vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên về thực hiện nội dung này vẫn còn những hạn chế đó là: Nhận thức của giáo viên về đổi mới PPDH, một số giáo viên lớn tuổi ngại thay đổi, không muốn thay đổi có tâm lý thực hiện theo PPDH truyền thống. Từ những việc này dẫn đến hiệu quả của việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học chưa được thực hiện đồng bộ và triệt để cho nên hiệu quả của công tác này qua khảo sát đánh giá thấp với ĐTB (CBQL đánh giá 2,84 thứ hạng 6 ).
Việc chỉ đạo giáo viên thực hiện hướng dẫn học sinh kỹ năng và phương pháp tự học được xếp thứ hạng 3. Công tác này nhằm giúp học sinh có được kỹ năng và phương pháp tự học ở trường và ở nhà nhằm phát huy sự tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, gây hướng thú học tập cho các em trong việc tìm tòi các kiến thức. Tuy nhiên công tác này vẫn còn các hạn chế nhất định, vẫn còn các nội dung giáo viên thực hiện cung cấp kiến thức theo phương pháp truyền thống, một số học sinh còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Từ những thực tế khảo sát cho thấy việc chỉ đạo và quản lý công tác này của hiệu trưởng chưa thực hiện triệt để và tích cực.
Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế về công tác lấy ý kiến phản hồi của học sinh và phụ huynh học sinh về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá của giáo viên là thấp nhất, xếp thứ hạng 7. Việc lấy ý kiến từ phụ huynh và học sinh là hết sức quan trọng nó giúp nhà trường đánh giá được mức độ hiệu quả của công tác giảng dạy để có thể điều chỉnh trong chỉ đạo chuyên môn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Từ kết quả trên cho thấy, việc thực hiện ý kiến phản hồi của học sinh và phụ huynh học sinh về PPDH và kiểm tra, đánh giá của giáo viên chưa được nhà trường quan tâm.