8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên
3.2.5. Đổimới công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chuyên
chuyên môn
3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp
Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động của TCM, giúp BGH kiểm định và đánh giá được chất lượng dạy học trong nhà trường một cách khoa học và linh hoạt, phù hợp với thực tiễn hoạt động.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Trong quản lý nhà trường, kiểm tra đánh giá toàn diện mọi hoạt động là công việc diễn ra thường xuyên. Việc kiểm tra đánh giá TCM cũng không nằm ngoài thông lệ đó.
Thông thường, công việc kiểm tra của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào các mặt: - Nội dung sinh hoạt của TCM.
- Việc thực hiện quy chế chuyên môn ở các TCM.
- Vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của các thành viên trong TCM. - Việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các TCM.
- Công tác thi đua của TCM.
3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp
Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn cả năm học của trường, kế hoạch hoạt động của tổ để xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm tra đánh giá.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá nề nếp sinh hoạt TCM từ việc lập kế hoạch, thời gian tổ chức cuộc họp TCM, tiến độ thực hiện các nội dung giảng dạy của giáo viên theo kế hoạch, công tác tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên; việc giáo viên thực hiện nội quy quy chế của nhà trường và công tác phối hợp với các tổ chức khác nhằm nâng cao chất lượng quản lý HĐTCM.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác giáo dục học sinh thông qua việc bồi dưỡng và phụ đạo học sinh. Đây là công việc vô cùng quan trọng vì mục tiêu chính của nhà trường là công tác giáo dục, chất lượng giáo dục sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của nhà trường và nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác HĐTCM ở trường tiểu học.
Về hình thức, có thể là kiểm tra nội bộ hoặc kết hợp với các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên môn của Phòng GDĐT.
Kiểm tra kịp thời và thường xuyên, hiệu trưởng sẽ nắm bắt được thực trạng các TCM trong trường, có biện pháp xử lý, giải quyết những hiện tượng bất ổn mới nảy sinh, hoặc phát huy những nhân tố tích cực mới xuất hiện. Hiệu trưởng cần đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, để vừa có được những thông tin cơ bản, chính xác, vừa tập trung thời gian và trí tuệ cho những việc hệ trọng.
Khi kiểm tra các HĐTCM, cần phải thực sự khách quan, vô tư, đánh giá phải công bằng, chính xác và phải đứng trên mục đích chung của cả nhà trường, có như vậy, hoạt động tổ chuyên môn mới phát huy được hiệu quả và thực sự mới nâng cao được chất lượng dạy học trong nhà trường.
3.2.5.4. Điều kiên thực hiện
Trong kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn, hiệu trưởng phải thực sự khách quan, vô tư, vì mục đích chung của nhà trường.
Để việc kiểm tra, đánh giá HĐTCM nhanh gọn và có được những thông tin cơ bản, chính xác, hiệu trưởng nên chuyển việc kiểm tra không chỉ được căn cứ trên số lượng công việc thực hiện mà phải còn căn cứ trên chất lượng, thành tích mà TCM đã đạt được.
Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động của TCM, xác định rõ mục đích kiểm tra, nội dung kiểm tra, hình thức và phương pháp kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra của hiệu trưởng phải được công khai hoá trước các TTCM. Đồng thời, phải biến được kế hoạch kiểm tra của hiệu trưởng thành tự kiểm tra của TTCM nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn trong trường học.