Đổimới công tác quản lý tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục đáp ứng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên

3.2.4. Đổimới công tác quản lý tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục đáp ứng

yêu cầu của chương trình GDPT 2018

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 việc tổ chức dạy học và giáo dục thực hiện như sau:

Tổ chức dạy học ở tiểu học cần góp phần hình thành và phát triển phầm chất năng lực của học sinh.

Cán bộ quản lý cần chủ động chỉ đạo, giáo viên tập huấn nắm bắt và xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học ở tiểu học thực hiện chương trình GDPT 2018.

Thống nhất phương thức quản lý, chỉ đạo về tổ chức dạy học và giáo dục ở tiểu học thực hiện theo chương trình GDPT 2018.

Đảm báo các yêu cầu về Chương trình GDPT 2018 như sau:

Mục tiêu cấp tiểu học; yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh; kế hoạch giáo dục; định hướng nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học (trong Chương trình tổng thể)

Mục tiêu chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung và phương pháp và đánh giá kết quả đối với từng môn học ở tiểu học (trong Chương trình môn học)

3.2.4.2. Nội dung thực hiện:

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chương trình GDPT 2018 nhằm xây dựng phong trào đổi mới phương pháp dạy học hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Hoạt động dạy học hướng vào học sinh, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Mạnh dạn ứng dụng các kỉ thuật dạy học tích cực và hoạt động dạy học, ứng dụng CNTT vào trong quá trình quản lý và dạy học, góp phần nâng cao chất lượng

giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức và kỹ năng sử dụng các PPDH theo quan điểm đổi mới và phù hợp với nội dung, chương trình, đặc trưng môn học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng làm đồ dùng dạy học nhằm tăng hiệu quả công tác giảng dạy cho học sinh.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

a. Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học

Chỉ đạo TTCM hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch dạy học căn cứ vào phân phối chương trình và những yêu cầu mới mà đề ra những bài phải soạn.

Bài soạn phải đảm bảo ngắn gọn, đủ nội dung, đủ thông tin, phải có nội dung phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với đối tượng học sinh.

Đảm bảo yêu cầu kiến thức cơ bản, chính xác.

Phương pháp giáo dục phải phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong lớp.

Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao nhất.

Đối với Hoạt động trải nghiệm: Kế hoạch tổ chức hoạt động được thiết kế phù hợp với từng loại hình (sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp hay hoạt động giáo dục theo chủ đề) các hoạt động trải nghiệm trong Sinh hoạt dưới cờSinh hoạt lớp cần gắn kết và hỗ trợ cho các hoạt động trong hoạt động giáo dục theo chủ đề.

Chỉ đạo TTCM hướng dẫn giáo viên ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy.

b. Tổ chức dạy học

Chỉ đạo TCM trong quá trình tổ chức dạy học phải đảm bảo các yêu cầu:

- Kiến thức trọng tâm: Đạt ở mức độ nào, có gì mới? Cách khắc phục giải quyết những tồn tại.

- Phương pháp lên lớp: Phù hợp hay chưa phù hợp với quan điểm phát huy tính tích cực của học sinh? Các tồn tại và cách sửa đổi.

- Tác phong sư phạm: ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi có chuẩn mực trong sáng gần gũi với HS chưa?

- Tính khoa học thực tiễn, tính tích cực trong việc giảng dạy

- Sự phù hợp về điều kiện phương tiện thiết bị dạy học và các tình huống xảy ra trong tiết học có tính tích cực hoặc ngược lại.

Thường xuyên nhắc nhở giáo viên củng cố, bổ sung và hệ thống các kiến thức, PPDH đã được tiếp nhận trước đây thông qua các lớp bồi dưỡng về đổi mới giáo dục phổ thông; đặc biệt là nhận thức rõ hơn trong việc chọn lựa PPDH và hình thức áp dụng phù hợp cho từng hoạt động, bài dạy, môn dạy.

Theo dõi và động viên giáo viên thay đổi nếp nghĩ, phá vỡ thói quen áp đặt học sinh, thụ động trong việc cập nhật thông tin mới cho bài giảng. Cần tổ chức và tạo ra các điều kiện để việc học được thuận lợi.

Đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả. Thực hiện dạy học chương trình GDPT 2018 có kết quả cao. Bên cạnh đó, giúp giáo viên học tập và trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ, trường, sinh hoạt chuyên đề… tập trung vào tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018 và học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy đạt kết quả.

c. Về phương pháp dạy học

Dạy học gắn liền với thực tiễn, dạy học từ dễ đến khó, không yêu cầu quá cao về lý thuyết. Đảm bảo học sinh năm được kiến thức cơ bản và vận dụng để giải quyết các vấn đề các em thường gặp trong cuộc sống.

Đổi mới phương pháp dạy học, tận dụng ưu thế của từng phương pháp dạy học. Biết vận dụng phương pháp dạy học phù hợp cho từng môn học, bài học và hoạt động để phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

d. Kiểm tra, đánh giá

Đầu năm học, BGH nhà trường xây dựng kế hoạch dự giờ dưới nhiều hình thức: dự giờ có báo trước, không báo trước, dự giờ có mời tổ trưởng và giáo viên cùng dự…Công tác dự giờ thăm lớp được thể hiện qua các hoạt động:

- Trước khi dự giờ, cần tham khảo về các đề tài chuyên môn, mục tiêu về nội dung kiến thức, yêu cầu giáo dục và phương pháp có liên quan đến tiết dạy.

- Trong lúc dự giờ, cần tập trung theo dõi, ghi nhận lại tiến trình tiết dạy, rút ra những ưu điểm, tồn tại của tiết dạy và định hướng việc tư vấn thúc đẩy qua các mục.

- Sau khi dự giờ, mời giáo viên cùng nhau góp ý nhận xét, đánh giá tiết dạy. Qua đó, giáo viên thấy được mặt mạnh, mặt yếu để giáo viên có cái nhìn tổng quát về tiết dạy. Việc nhận xét đánh giá dựa trên nguyên tắc đôi bên trao đổi tranh luận chuyên môn và việc tham gia nhận xét nhận được sự nhất trí đồng tình cao với mục đích là cùng hướng về mục tiêu đẩy mạnh hoạt động dạy học trong nhà trường.

Từ những kết quả trong quá trình dự giờ và kiểm tra, đánh giá BGH, TTCM nắm bắt được những mặt mạnh và mặt yếu của giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp giảng day… trong TCM, trong nhà trường. Từ đó, có các biện pháp chỉ đạo thực hiện và xây dựng các nội dung sinh hoạt chuyên môn nhằm có thể thực hiện hiệu quả chương trình GDPT 2018.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để phục vụ các hoạt động đổi mới của các TCM để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Mỗi giáo viên cần ý thức rõ trách nhiệm trong công tác giảng dạy và luôn tâm huyết với nghề. Luôn không ngừng đầu tư học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện hiệu quả việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn

hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 91 - 94)