Thực trạng công tác quản lý TCM theo hướng xây dựng “Tổ chức biết học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 71 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Tiểu học huyện

2.4.6. Thực trạng công tác quản lý TCM theo hướng xây dựng “Tổ chức biết học

học hỏi”

Quản lý TCM theo hướng xây dựng tổ chức biết học hỏi có vai trò rất lớn bởi vì người lãnh đạo trong tổ chức biết học hỏi vừa là người thiết kế, vừa là giáo viên, vừa là người quản lý sẽ dẫn dắt tổ trưởng cùng các thành viên trong TCM, các thành viên trong nhà trường đi tới thành công. Dựa trên kết quả khảo sát về các nội dung quản lý TCM theo

hướng xây dựng “Tổ chức biết học hỏi” ở trường tiểu học được đánh giá:

Bảng 2.20. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý TCM theo hướng xây dựng “tổ chức biết học hỏi”

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đạt được CBQL Giáo viên ĐTB TH ĐTB TH

1 Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường,

các tổ chuyên môn học tập về “tổ chức biết học hỏi” 3,84 1 3,49 1

2

Xây dựng kế hoạch có nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng xây dựng “tổ chức biết học hỏi”

3,53 3 2,90 4

3 Ban hành quy định sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng

xây dựng “tổ chức biết học hỏi” 2,79 4 3,18 3 4 Xây dựng văn hoá học tập trong tổ chuyên môn 3,68 2 3,27 2

5

Kiểm tra, giám sát các tổ chuyên môn trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng tổ chuyên môn thành “tổ chức biết học hỏi”

2,47 5 2,82 5

Kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cho thấy: Về tình hình quản lý TCM theo hướng xây dựng “Tổ chức biết học hỏi” đa số ý kiến đánh giá tập trung ở mức độ rất tốt với điểm ĐTB từ 2,47 trở lên. Các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo TCM xây dựng TCM theo hướng xây dựng “Tổ chức biết học hỏi” . Quản lý việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, các tổ chuyên môn học tập về “tổ chức biết học hỏi” được đánh giá cao với thứ hạng cao nhất. Các nội dung như: xây dựng văn hóa học tập và kế hoạch quản lý hoạt động TCM theo hướng xây dựng “tổ chức biết học hỏi” cũng được sự quan tâm của hầu hết hiệu trưởng các trường tiểu học để giúp TCM hoạt động tích cực góp phần lớn trong công tác năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ. Từ đó tạo động lực để TCM thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Tuy nhiên đánh giá việc ban hành quy định sinh hoạt TCM theo hướng xây dựng “tổ chức biết học hỏi” ĐTB (CBQL là 2,79 và giáo viên là 3,18) và công tác kiểm tra, giám sát các tổ chuyên môn trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng tổ chuyên môn thành “tổ chức biết học hỏi” điểm ĐTB (CBQL là 2,47 và giáo viên từ 2,82). Trên thực tế cho thấy hiệu trưởng một số trường còn chưa quan tâm đến việc ban hành những quy định cụ thể nhằm giúp các TCM thực hiện việc sinh hoạt TCM theo hướng “Tổ chức biết học hỏi” trong các buổi SHCM tổ. Dẫn đến các HĐTCM còn lúng túng, kém hiệu quả và chưa được thống nhất nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của TCM. Bên cạnh đó thì công tác kiểm tra, giám sát các TCMTCM trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng TCM thành “Tổ chức biết học hỏi” một số hiệu trưởng còn ít quan tâm đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến HĐTCM chưa được hiệu quả cao. Vì muốn có hiệu quả phải có sự kiểm tra và giám sát của người quản lý để kịp thời nắm bắt việc thực hiện của TCM để nắm được những ưu điểm trong công tác thực hiện để kịp thời phát huy

những ưu điểm đó. Ngoài ra, việc kiểm tra, giám sát các TCM trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng TCM thành “Tổ chức biết học hỏi” để biết được những khó khăn trong quá trình thực hiện để giúp TCM tháo gỡ và khắc phục nhằm điều chỉnh việc thực hiện để mạng lại hiệu quả HĐTCM.

Qua tìm hiểu, phỏng vấn giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện, thì xây dựng TCM thành “Tổ chức biết học hỏi” do TTCM chịu trách nhiệm xây dựng là chính, đôi khi không nhận được sự đồng thuận của các giáo viên trong tổ, trong nhà trường nên việc thực hiện gặp khó khăn. Hiệu trưởng cũng đã có sự chỉ đạo việc TCM thành “Tổ chức biết học hỏi “song chưa ban hành quy định sinh hoạt TCM theo hướng này chưa rõ ràng. Công tác kiểm tra giám sát về hoạt động TCM chưa thường xuyên và chặt chẽ. Dẫn đến có chỉ đạo thực hiện nhưng việc thực hiện chưa thống nhất giữa các TCM và TCM hoạt động như thế nào và hiệu quả ra sao thì việc nắm bắt tình hình HĐTCM theo hướng xây dựng “Tổ chức biết học hỏi” còn chưa chặt chẽ.

Cho nên để công tác quản lý TCM theohướng xây dựng “tổ chức biết học hỏi” đạt hiệu quả cao để nâng cao HĐTCM cần phải có những biện pháp cụ thể và hiệu quả để xây dựng TCM trong nhà trường hoạt động tích cực và có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đồng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)