8. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục huyện Tây Giang
2.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội
Huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam được tái lập vào ngày 25 tháng 12 năm 2003 trên cơ sở tách huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang theo quyết định số 72/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
Nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, Tây Giang là địa phương khó khăn nhất của tỉnh Quảng Nam, là vùng biên giới, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 120 km về phía Tây Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 170 km, nơi có cửa khẩu phụ Ch’nốc. Phía tây giáp nước bạn Lào, phía bắc giáp các huyện A Lưới và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, phía đông giáp huyện Đông Giang và phía Nam giáp huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam.
Huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam có 10 đơn vị hành chính cấp xã: Anông, Atiêng, Avương, Axan, Bhalêê, Ch'ơm, Dang, Gari, Lăng, Tr'Hy. Trung tâm huyện đặt tại xã Atiêng
Từ khi tái lập huyện đến nay tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam phát triển, lĩnh vực văn hóa -xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, quốc phòng -an ninh, trật tự xã hội được giữ vững. Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam duy trì được mức tăng trưởng. Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, y tế, an sinh xã hội được các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực, quốc phòng an ninh được đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố, công tác cải cách thủ tục hành chính được quan tâm đáng kể. Công tác giúp dân thoát nghèo được tăng cường và chỉ đạo quyết liệt từ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn huyện được nâng lên so với ngày đầu tái lập huyện.
Thương mại - dịch vụ có bước phát triển mới. Hệ thống chợ nông thôn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, buôn bán lẻ từng bước hình thành, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân và du khách. Kinh tế hợp tác xã được tập trung chỉ đạo, nhiều mô hình hợp tác xã mới hình thành đi vào hoạt động hiệu quả, phát huy tốt vai trò hỗ trợ kinh tế hộ và góp phần phát triển thương mại dịch vụ, kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Mạng lưới thông tin liên lạc được quan tâm đầu tư mở rộng, phủ khắp địa bàn, đảm bảo thông tin thông suốt, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và giải trí, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Các dịch vụ tài chính, tín dụng hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu cho vay sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có bước phát triển; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tiếp tục đầu tư, khôi phục, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn. Thực hiện tốt các chương trình khuyến công, tích cực hỗ trợ đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống và hoàn thành hồ sơ pháp lý 02 cụm công nghiệp tại địa bàn 02 xã: Atiêng, Bhalêê, với tổng diện tích quy hoạch 8,0 ha để kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 2,14%, đạt 35,67%, tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn 38,07%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,69 triệu đồng/21 triệu đồng/người/năm, đạt 112,81%. Toàn huyện có 06/10 Trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia, đạt 60%. Có 02/10 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 20%.