Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu

quản lý của hiệu trưởng. Vấn đề quản lý TCM theo hướng xây dựng “tổ chức biết học hỏi” có khả năng làm thay đổi chất lượng HĐTCM của nhà trường và thúc đẩy chất lượng giáo dục. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp kể trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý trong nhà trường nói chung, chất lượng giáo dục nói chung, góp phần xây dựng văn hoá nhà trường

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học tiểu học

1.6.1. Các yếu tố bên trong nhà trường

1.6.1.1. Trình độ, năng lực quản lý của hiệu trưởng:

Trong nhà trường nói chung, HĐTCM nói riêng, muốn tổ chức phát triển, có chất lượng thì vai trò quản lý của hiệu trưởng là lớn nhất, quan trọng nhất.

Đầu tiên phải nói đến sự hiểu biết, trình độ lý luận chính trị khả năng thông suốt và truyền đạt những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến giáo viên; giữ vững quan điểm để chỉ đạo công tác phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhằm đạt mục tiêu giáo dục.

Bên cạnh đó, một điều vô cùng quan trọng nữa đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người hiệu trưởng phải cao, phải nắm vững chương trình giáo dục, phương pháp dạy học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của từng khối lớp để kịp thời kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo công tác chuyên môn. Hiệu trưởng cũng phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới nhất, những PPDH tích cực,… để kịp thời chỉ

5. Học nhóm 1. Tư duy hệ thống 2. Sự chuyên nghiệp của cá nhân Tổ chức biết học hỏi 3. Mô hình trí tuệ 4. Chia sẻ tầm nhìn

đạo giáo viên trong giảng dạy.

Một tổ chức phát triển như thế nào đều thể hiện rõ cái tâm và cái tầm của người hiệu trưởng. Cái tâm được thể hiện qua việc chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác, giáo viên đó có vui vẻ, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao không? Muốn làm được điều này hiệu trưởng cần phải gần gũi giáo viên, hiểu được tâm tư nguyện vọng của giáo viên, khen thưởng khích lệ kịp thời, quản lý kiểu “lạt mềm buộc chặt”, không tỏ thái độ “bề trên”, đó mới là cái tâm của người hiệu trưởng. Còn cái tầm của hiệu trưởng được thể hiện qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, công việc có khả thi không, phù hợp không và kết quả đạt được như thế nào…

Từ đó mới thấy công việc quản lý của người hiệu trưởng không hề đơn giản nó quyết định đến sự thành bại của cả một tổ chức.

1.6.1.2. Năng lực quản lý TCM của TTCM

Tổ trưởng là người đứng đầu TCM, thay mặt cho hiệu trưởng và là nhân vật trung gian không thể thiếu trong quá trình hiệu trưởng quản lý HĐTCM. Vì thế vai trò của người tổ trưởng là vô cùng quan trọng.

Cũng giống như hiệu trưởng, tổ trưởng chính là người quản lý HĐTCM, vì thế đòi hỏi người quản lý cũng phải có những năng lực như:

- Trình độ lý luận chính trị, tư tưởng vững vàng để có thể truyền đạt, củng cố những tư tưởng sai lệch trong giáo viên.

- Tư tưởng đạo đức tốt, uy tín cao trong tập thể, hòa đồng với các thành viên trong tổ để tạo được không khí làm việc vui vẻ, đoàn kết, tạo được sự đồng thuận cao, công việc sẽ đạt kết quả tốt hơn.

- Gần gũi, nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của tổ viên; nhanh chóng nắm bắt tình hình để kịp thời báo cáo với hiệu trưởng để nhanh chóng có phương án giải quyết.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải vững vàng để có thể hướng dẫn chuyên môn cho các tổ viên.

- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chịu khó học hỏi những cái hay, cái mới để có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

- Công bằng, dân chủ trong quản lý, giao việc, đánh giá các thành viên trong tổ. Để quản lý HĐTCM được tốt, người TTCM cần có đầy đủ những phẩm chất trên, nếu thiếu một phẩm chất cũng làm cho công tác quản lý HĐTCM gặp khó khăn.

1.6.1.3. Chất lượng đội ngũ (giáo viên) của TCM

Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp HĐTCM được tốt là vấn đề chất lượng đội ngũ giáo viên.

HĐTCM quan trọng nhất là công tác dạy học. Do đó để công tác dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục tiểu học đề ra thì người giáo viên cần:

trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Yêu nghề, mến trẻ. Chỉ có làm được điều này thì người giáo viên mới có thể tận tâm, tận lực và tâm huyết với nghề, không bị những cám dỗ bên ngoài lôi kéo để làm tốt công tác của một người thầy.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, nắm vững chương trình dạy học, sử dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực kèm theo các đồ dùng dạy học phù hợp với đặc điểm của từng khối lớp.

- Có phẩm chất đạo đức tốt để làm gương cho học sinh noi theo.

- Ham học hỏi đề nâng cao tay nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Người giáo viên có đầy đủ những phẩm chất trên, chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ ngày càng nâng cao.

1.6.1.4. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Trong quá trình dạy học, điều kiện tiên quyết không thể thiếu chính là cơ sở vật chất của nhà trường.

Về mặt quản lý, người hiệu trưởng phải biết quan tâm tới điều kiện cơ sở vật chất phục vụ HĐDH của trường mình, thường xuyên đề xuất nhu cầu với cấp trên và tăng cường mua sắm bổ sung đảm bảo đủ điều kiện cho dạy và học thì mới nâng cao chất lượng dạy và học.

Cơ sở vật chất đủ đầy sẽ kích thích lòng nhiệt tâm, nhiệt huyết, sự tự tin của giáo viên trong mỗi bài giảng. Điều đó giúp HĐTCM được thoải mái, dễ dàng đạt kết quả tích cực.

1.6.2. Các yếu tố bên ngoài nhà trường

Yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến HĐTCM như Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã, các ban ngành đoàn thể địa phương, cùng phụ huynh học sinh….

Được sự quan tâm, giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức trên sẽ góp phần nâng cao HĐTCM, giúp chất lượng giáo dục được nâng cao rõ rệt. Ngược lại, nếu không có sự giúp đỡ, hợp tác từ những cơ quan, tổ chức, cá nhân ấy thì HĐTCM, công tác giáo dục sẽ vô cùng khó khăn.

Tiểu kết chương 1

Hoạt động quản lý đã và đang khẳng định vai trò của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội. Quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, đặc biệt là nhà trường tiểu học đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm thật vững những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, QLGD nói chung và QLGD nhà trường tiểu học nói riêng. Trên cở sở tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài, bản thân đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý công tác quản lý HĐTCM trường tiểu học bao gồm:

Giới thiệu các nội dung cơ bản của lý thuyết quản lý làm nền tảng cho việc nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý HĐTCM; Giới

thiệu các khái niệm về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường tiểu học; Vị trí, vai trò và nhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng, TCM và HĐTCM trường tiểu học. Các nội dung quản lý của hiệu trưởng về HĐTCM trường tiểu học. Đồng thời cũng đòi hỏi hiệu trưởng phải không ngừng học hỏi để trao dồi cho mình năng lực quản lý nhà trường. Trên cơ sở đó vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quản lý HĐTCM của trường mình nhằm thực hiện được được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Quản lý HĐTCM trường tiểu học thể hiện ở việc quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM, Quản lý các hoạt động: Dạy học và giáo dục; công tác kiểm tra đánh giá; công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của TCM và tự bồi dưỡng của giáo viên và nội dung sinh hoạt TCM…Công tác quản lý hiệu quả HĐTCM trường tiểu học sẽ quyết định hiệu quả công tác quản lý của nhà trường, góp phần nâng cao chất giáo dục toàn diện cho học sinh.

Cơ sở lý luận về quản lý HĐTCM trường tiểu học nêu ở chương này là tiền đề, luận cứ quan trọng giúp cho việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐTCM trường tiểu học và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý HĐTCM trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Tây Giang

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội

Huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam được tái lập vào ngày 25 tháng 12 năm 2003 trên cơ sở tách huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang theo quyết định số 72/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.

Nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, Tây Giang là địa phương khó khăn nhất của tỉnh Quảng Nam, là vùng biên giới, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 120 km về phía Tây Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 170 km, nơi có cửa khẩu phụ Ch’nốc. Phía tây giáp nước bạn Lào, phía bắc giáp các huyện A Lưới và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, phía đông giáp huyện Đông Giang và phía Nam giáp huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam.

Huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam có 10 đơn vị hành chính cấp xã: Anông, Atiêng, Avương, Axan, Bhalêê, Ch'ơm, Dang, Gari, Lăng, Tr'Hy. Trung tâm huyện đặt tại xã Atiêng

Từ khi tái lập huyện đến nay tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam phát triển, lĩnh vực văn hóa -xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, quốc phòng -an ninh, trật tự xã hội được giữ vững. Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam duy trì được mức tăng trưởng. Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, y tế, an sinh xã hội được các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực, quốc phòng an ninh được đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố, công tác cải cách thủ tục hành chính được quan tâm đáng kể. Công tác giúp dân thoát nghèo được tăng cường và chỉ đạo quyết liệt từ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn huyện được nâng lên so với ngày đầu tái lập huyện.

Thương mại - dịch vụ có bước phát triển mới. Hệ thống chợ nông thôn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, buôn bán lẻ từng bước hình thành, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân và du khách. Kinh tế hợp tác xã được tập trung chỉ đạo, nhiều mô hình hợp tác xã mới hình thành đi vào hoạt động hiệu quả, phát huy tốt vai trò hỗ trợ kinh tế hộ và góp phần phát triển thương mại dịch vụ, kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Mạng lưới thông tin liên lạc được quan tâm đầu tư mở rộng, phủ khắp địa bàn, đảm bảo thông tin thông suốt, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và giải trí, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Các dịch vụ tài chính, tín dụng hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu cho vay sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có bước phát triển; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tiếp tục đầu tư, khôi phục, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động nông

thôn. Thực hiện tốt các chương trình khuyến công, tích cực hỗ trợ đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống và hoàn thành hồ sơ pháp lý 02 cụm công nghiệp tại địa bàn 02 xã: Atiêng, Bhalêê, với tổng diện tích quy hoạch 8,0 ha để kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 2,14%, đạt 35,67%, tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn 38,07%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,69 triệu đồng/21 triệu đồng/người/năm, đạt 112,81%. Toàn huyện có 06/10 Trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia, đạt 60%. Có 02/10 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 20%.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học

2.1.2.1. Mạng lưới trường, lớp, học sinh

Qui mô số lớp, số khối lớp, số học sinh của các trường Tiểu học trên địa bàn Tây Giang, tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến 2020 thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Qui mô số lớp, số khối lớp, số học sinh của các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

STT Năm học CBQL GV Số học sinh Số lớp Tỉ lệ GV/lớp 1 2015-2016 22 195 1791 125 1,49 2 2016-2017 24 191 1885 125 1,46 3 2017-2018 23 177 1889 126 1,33 4 2018-2019 23 171 1459 120 1,35 5 2019-2020 27 172 2009 112 1,44

Ghi chú: Tỷ lệ giáo viên/lớp không tính 10 giáo viên làm Tổng phụ trách đội (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, số liệu đến tháng 4/2020) 2.1.2.2. Tình hình đội ngũ

* Về số lượng

Thống kê số lượng cán bộ, giáo viên tiểu học ở huyện Tây Giang được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng cán bộ, giáo viên các trường tiểu học

STT Đơn vị CBQL GV Tổng cộng

1 Trường Tiểu học Atiêng 3 27 30

2 Trường Tiểu học xã Lăng 2 19 21

3 Trường Tiểu học Anông 2 13 15

4 Trường PTDTBT Tiểu học Avương 3 21 24

5 Trường PTDTBT Tiểu học Bhalêê 3 18 21

6 Trường PTDTBT Tiểu học Tr’hy 3 14 17

7 Trường PTDTBT Tiểu học xã Dang 2 18 20

8 Trường PTDTBT Tiểu học Axan 3 15 18

9 Trường PTDTBT Tiểu học Ch’ơm 3 15 18

10 Trường PTDTBT Tiểu học Gari 3 12 15

Tổng cộng 27 172 199

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, số liệu đến tháng 4/2020)

Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học được đánh giá thông qua các bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Cơ cấu theo chuyên môn của đội ngũ giáo viên tiểu học từ năm 2015-2016 đến năm học 2019-2020 STT Số giáo viên theo bộ môn Số lượng Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 1 Văn hóa (GV chủ nhiệm) 145 136 124 118 114 2 Âm nhạc 14 15 14 14 15 3 Mĩ thuật 11 11 12 11 10 4 Thể dục 9 9 9 9 10 5 Tiếng Anh 7 11 11 9 11 6 Tin học 9 9 7 7 08 6 Sử-Địa 0 0 0 3 04 Tổng cộng 195 191 177 171 172

Bảng 2.4. Thống kê đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học huyện Tây Giang năm học 2018-2019 STT Đơn vị Tổng số giáo viên Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL %

1 Trường Tiểu học Atiêng 27 18 66,67 9 33,33 0 0 0 0 2 Trường Tiểu học xã Lăng 21 5 23,81 16 76,19 0 0 0 0 3 Trường Tiểu học Anông 09 0 0 9 100 0 0 0 0 4 Trường PTDTBT Tiểu học Avương 19 2 10,53 17 89,49 0 0 0 0 5 Trường PTDTBT Tiểu học Bhalêê 19 16 84,21 3 15,79 0 0 0 0 6 Trường PTDTBT Tiểu học Tr’hy 14 13 92,86 1 7,14 0 0 0 0 7 Trường PTDTBT Tiểu học xã Dang 16 11 68,75 5 31,25 0 0 0 0 8 Trường PTDTBT Tiểu học Axan 16 9 56,25 7 43,75 0 0 0 0 9 Trường PTDTBT Tiểu học Ch’ơm 16 1 6,25 15 93,75 0 0 0 0 10 Trường PTDTBT Tiểu học Gari 14 14 100 0 0 0 0 0 Tổng cộng 171 89 52,05 82 47,95 0 0 0 0

Bảng 2.5. Đội ngũ giáo viên tiểu học đạt danh hiệu giáo viên giỏi qua các năm

Năm học Tổng số GVTH

Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)