Thực trạng công tác quản lý tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 64 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Tiểu học huyện

2.4.3. Thực trạng công tác quản lý tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho

2.4.3.1. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM

Giáo viên là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải thường xuyên tạo điều kiện giúp đội ngũ giáo viên, TTCM bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những thông tin đổi mới, có như vậy, mới giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng TTCM

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đạt được CBQL Giáo viên ĐTB TH ĐTB TH

1 Cử TTCM tham gia các lớp tập huấn. 3,74 2 3,57 1 2 Hướng dẫn, kèm cặp TTCM các công việc cụ thể tại

nơi làm việc. 3,79 1 3,55 2

3 Xây dựng các văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể

các công việc đối với TTCM 3,68 3 3,50 3

4 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng

thực hiện các nội dung sinh hoạt TTCM. 2,89 6 2,98 5 5 Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra tình hình SH

TCM qua nhiều hình thức. 3,63 4 3,33 4

6 Chỉ đạo TCM tăng cường mối quan hệ với GVCN

và các tổ chức khác trong nhà trường. 3,00 5 2,70 7 7 Phối hợp giữa các TCM trong sinh hoạt chuyên

môn, hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên đề, báo cáo SKKN…

2,79 7 2,81 6

Về mức độ thực hiện, ở bảng khảo sát gồm 7 nội dung trưng cầu ý kiến CBQL và giáo viên các trường tiểu học về quản lý công tác bồi dưỡng TTCM thông qua hoạt động TCM, đa số hiệu trưởng đều chọn mức khá và tốt. Các nội dung như: Hướng dẫn, kèm cặp TTCM các công việc cụ thể tại nơi làm việc; Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra tình hình sinh hoạt TCM qua nhiều hình thức. và nghiêm túc rút kinh nghiệm; Cử TTCM tham gia các lớp tập huấn; Xây dựng các văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể các công việc đối với TTCM; Hướng dẫn, kèm cặp TTCM các công việc cụ thể tại nơi làm việc có hiệu quả cao về mức độ đánh giá thực hiện được CBQL và giáo viên đánh giá xếp hạng cao.

Những nội dung đạt mức độ trung bình và yếu là:

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện các nội dung sinh hoạt TTCM (CBQL là 2,89; giáo viên là 2,98 ); Chỉ đạo TCM tăng cường mối quan hệ với giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức khác trong nhà trường (CBQL là 3,00; giáo viên là 2,70 ) Phối hợp giữa các TCM trong sinh hoạt chuyên môn, hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên đề, báo cáo SKKN… (CBQL là 2,79; giáo viên là 2,81 ).

Từ những kết quả trên, tôi nhận xét rằng: Việc quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng TTCM đã được đa số hiệu trưởng các trường xem trọng. Trong phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, các trường đều muốn vươn lên giành lấy “thương hiệu”, uy tín cho trường mình. Thành tích thi đua của giáo viên và học sinh, kết quả chất lượng học tập, đánh giá về năng lực và phẩm chất cuối năm là điều khẳng định cho việc tự học, tự rèn của giáo viên.

- Hiệu trưởng chưa chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên tại đơn vị thông qua các hoạt động của TCM.

- Công tác phối hợp giữa các TCM ít được TTCM chú trọng còn thực hiện chưa co0s sự thống nhất trong toàn trường về phương pháp và hình thức sinh hoạt TCM.

- Các TTCM chưa mạnh dạn trong việc đổi mới các hình thức sinh hoạt nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ còn ít.

- Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên chưa ý thức về công tác tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu mới của giai đoạn toàn ngành giáo dục thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

2.4.3.2. Thực trạng quản lý công tác tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

Nhằm đánh giá hiệu quả công tác tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tương tự như trên chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 19 CBQL và 96 giáo viên các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM và giáo viên ở các trường Tiểu học toàn huyện, qua khảo sát được thể hiện ở bảng 2.17

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở các trường Tiểu học

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đạt được CBQL Giáo viên ĐTB TH ĐTB TH

1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

cho giáo viên theo năm học/học kỳ 3,63 4 3,59 1 2 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng

chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. 3,84 1 3,57 2 3 Đảm bảo chất lượng báo cáo viên tham gia tập huấnbồi

dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. 3,79 2 3,49 3 4 Tổ chức cho giáo viên tham quan học tập các mô hình

sinh hoạt TCM điển hình của các trường Tiểu học khác trên địa bàn

3,16 5 3,08 5

5 Đánh giá kết quả và hiệu quả công tác bồi dưỡng

chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 3,74 3 3,36 4 6 Đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng

chuyên môn, nghiệp vụ cho GV 2,89 6 2,97 6

7 Áp dụng các hình thức khen thưởng kịp thời và các chế tài hợp lý đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

Kết quả khảo sát ở bảng 2.17 cho thấy: Tổng hợp các ý kiến đánh giá thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, điểm ĐTB từ 2,79 trở lên hầu hết các ý kiến giữa CBQL và giáo viên có sự tương đồng về đánh giá công tác này. Kết quả khảo sát cho thấy các trường đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên. Đa số CBQL, giáo viên ở các trường Tiểu học đánh giá cao về thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên theo năm học/học kỳ, điểm ĐTB (CBQL đạt 3,63 thứ hạng 4 và giáo viên đạt 3,59 thứ hạng 1). Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên được thực hiện rất tốt được xếp thứ hạng đầu.

Trong những năm qua, công tác tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức tốt các khâu như thành lập Ban chỉ đạo về công tác chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ phòng GDĐT đến các trường tiểu học; có sự phân công cụ thể đối với các thành viên Ban chỉ đạo; sự phối hợp nhịp nhàng giữa Ban chỉ đạo và các bộ phận tham gia quản lý công tác chức bồi dưỡng, chuyên môn, đảm bảo triển khai công tác chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp kịp thời, đúng kế hoạch.

Chất lượng các lớp bồi dưỡng cho giáo viên phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của đội ngũ báo cáo viên phụ trách bồi dưỡng. Về cơ bản, đội báo cáo viên có trình độ chuyên môn đảm bảo đáp ứng yêu cầu của lớp bồi dưỡng, các báo cáo viên nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao, chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc trong giảng dạy.

Tuy nhiên, việc đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên chỉ đạt điểm ĐTB từ 2,89 ( CBQL) đến 2,97 ( Giáo viên). Việc tổ chức tham quan học tập các mô hình sinh hoạt TCM điển hình của các trường tiểu học khác trên địa bàn đạt từ 3.16 đến 3,08. Bên cạnh đó, công tác khen thưởng kịp thời và các chế tài hợp lý đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên chưa thực hiện tốt CBQL và giáo viên đánh giá ba thứ hạng cuối. Điều này chứng tỏ một số nhà trường chưa quan tâm đầu tư để đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Các giáo viên ít tham quan học tập các mô hình sinh hoạt TCM điển hình của các trường khác trên địa bàn.

Qua tìm hiểu thực tế về việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện, cho thấy hiệu quả công tác tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở các trường tiểu học chưa đồng bộ. Khâu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn từng trường có cách thức, nội dung khác nhau. Có nơi rất nghiêm túc, nhưng cũng có nơi còn dễ dãi, chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ của các cấp QLGD. Do đó, hiệu quả công tác công tác tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên chưa cao, còn mang tính hình thức.

Bên cạnh đó, cũng qua kết quả khảo sát, thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên vẫn còn một số hạn chế, đó là:

- Một số trường tổ chức lớp bồi dưỡng chưa mời chuyên gia, chuyên viên về giảng dạy phổ biến kinh nghiệm hoặc nói chuyện chuyên đề.

- Một số giáo viên trình độ về công nghệ thông tin còn hạn chế nên chưa phát huy hết những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học.

- Một số giáo viên áp dụng phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp, còn sử dụng phương pháp thuyết trình, truyền đạt một chiều khiến chất lượng học tập chưa cao, chưa đa dạng trong các hoạt động, từ đó, không hấp dẫn, lôi cuốn học viên tích cực tham gia. Nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp, thiết thực với thực tiễn giảng dạy của giáo viên. Chương trình bồi dưỡng nặng về kiến thức hàn lâm, chưa chú trọng thực hành nên chưa thu hút sự quan tâm của giáo viên. Hầu hết giáo viên đi học chưa thấy hết được ý nghĩa của việc cập nhật kiến thức mới nên chưa hoàn toàn tự giác, nhiều giáo viên đi học bồi dưỡng còn mang tính hình thức.

- Ngoài ra, về các điều kiện khác đảm bảo cho công tác bồi dưỡng như địa điểm, tài liệu phục vụ bồi dưỡng chuyên môn, kinh phí tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)