Tổ chức nghiên cứu thực trạng tại một số trường tiểu học công lập quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận bình tân, thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 58)

1.3.1 .Vai trò, vị trí của trường tiểu học

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng tại một số trường tiểu học công lập quận

Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu

Giới hạn đề tài chỉ tập trung vào các trường công lập trên địa bàn quận Bình Tân. Để tiến hành nghiên cứu sâu đề tài, tác giả đã tiến hành làm phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát chia làm hai đối tượng. Thứ nhất là CBQL, đối tượng thứ hai là GV. Chia theo cấp quản lí gồm có Ban giám hiệu, tổ trưởng/tổ phó chuyên môn và giáo viên. Thời gian nghiên cứu và khảo sát từ 28/4/2019 đến 01/12/2019. Hình thức khảo sát trực tuyến qua mạng. Tác giả tiến hành khảo sát tập trung các trường thuộc các cụm trực thuộc PGD&ĐT quận Bình Tân như sau: Cụm 1 gồm trường Lê Công Phép; Cụm 2 gồm trường Lê Quý Đôn, Tân Tạo; Cụm 3 gồm Phù Đổng; Cụm 4 gồm Trần Văn Ơn và Kim Đồng. Việc lựa chọn các trường khảo sát được chia theo cụm. Trong mỗi cụm tiến hành chọn ngẫu nhiên các trường tham gia khảo sát. Tác giả sử dụng công cụ khảo sát trên ứng dụng của Google form. Tổng số phiếu thu về 224 phiếu gồm 15 phiếu thuộc nhóm một và 209 phiếu thuộc nhóm hai.

Tổng hợp thông tin các nhóm đối tượng thu về như sau:

Table 1Bảng 2.1. Thông kế số lượng đối tượng khảo sát

STT Cụm Tên trường CBQL Giáo viên Tổ trưởng/ Tổ phó Giáo viên % % % 1 Cụm 1 Lê Công Phép 2 0,9 4 1,8 34 15,1 2 Cụm 2

Lê Quý Đôn 3 1,3 7 3,6 28 12,6

3 Tân Tạo 3 1,3 4 1,8 28 12,6

5

Cụm 4

Trần Văn Ơn 2 0,9 5 2,2 37 16,5

6 Kim Đồng 2 0,9 3 0,9 25 11,2

Tổng 15 6,6 29 13 180 80,4

2.2.2. Mục tiêu khảo sát nghiên cứu

Mục tiêu khảo sát nhằm tìm hiểu tác động công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tại các trường tiểu học CL trên địa bàn quận với các chức năng sau:

Lập kế hoạch hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

Tổ chức hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

Chỉ đạo hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

Kiểm tra hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

2.2.3. Nội dung khảo sát nghiên cứu

Nội dung khảo sát nghiên cứu cho đội ngũ CBQL và GV gồm hai phần. Phần một có một câu hỏi liên quan đến: Mục tiêu hoạt động vận dụng các PPDH tích cực; nội dung hoạt động vận dụng các PPDH tích cực; hình thức hoạt động vận dụng các PPDH tích cực; kiểm tra, đánh giá hoạt động vận dụng các PPDH tích cực; điều kiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

Phần hai có ba câu hỏi. Câu một về đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Câu hai về đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Phần này gồm các nội dung về các chức năng sau: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Câu ba ở phần này thì đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hoạt động vận dụng các PPDH tích cực ở các trường tiểu học trong địa bàn khảo sát.

2.2.4. Phương pháp khảo sát nghiên cứu

Tác giả tiến hành khảo sát thực tiễn bằng các bước thông qua phiếu khảo sát, phỏng vấn, quan sát và thống kê toán học sau:

a) Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Bước 1: Tác giả xây dựng hệ thống các câu hỏi về hoạt động vận dụng các PPDH tích cực và quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực được đánh giá qua

thang đo. Bảng hỏi cho CBQL và GV. (Phụ lục 1)

Bước 2: Tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên một số đối tượng khảo sát thử. Sau đó điều chỉnh bảng hỏi nếu có sai sót.

Bước 3: Tiến hành chọn ngẫu nhiên các trường ở mỗi cụm trong địa bàn quận Bình Tân. Sau đó tiến hành gửi đường dẫn khảo sát qua mạng đến các đối tượng.

Bước 4: Thu thập số liệu, đối chiếu và so sánh. Liên hệ với các đối tượng liên quan để làm rõ hơn về đề tài. Chuẩn bị lựa chọn phỏng vấn sâu.

b) Phương pháp phỏng vấn

Bước 1: Xây dựng các câu hỏi mở. Nội dung câu hỏi xác định rõ mục tiêu. (Phụ lục 2)

Bước 2: Chọn thử các câu hỏi phỏng vấn với một số bạn bè. Tiến hành điều chỉnh nếu chưa phù hợp.

Bước 3: Xác định đối tượng phỏng vấn và sắp xếp buổi phỏng vấn.

c) Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát nhằm làm rõ những nội dung khác biết. Tác giả căn cứ những dữ liệu thực tế từ kế hoạch năm học của trường, kế hoạch chuyên môn, sổ họp chuyên môn, sổ dự giờ, v.v.

d) Phương pháp thống kế toán học

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học, xử lí và thu thập dữ liệu. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để xử lí dữ liệu khảo sát. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích và đưa các kết luận. Từ đó tác giả đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực trên địa bàn quận Bình Tân.

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng thống kê mô tả: tần số, điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC), so sánh trị trung bình giữa các nhóm đối tượng CBQL và GV bằng phép kiểm định Independent-samples T-test. ĐLC càng nhỏ cho thấy câu trả lời của các đối tượng có sự chênh lệch không nhiều.

Tác giả đề tài sử dụng thang đo 5 mức là từ 1 đến 5 với điểm trung bình tương ứng sau đây:

Table 2Bảng 2.2. Quy ước điểm trung bình cho các thang đo

STT ĐTB Kết quả thực

hiện

Mức độ nhận

thức Mức độ ảnh hưởng

1 Từ 1,00 – 1,80 Rất yếu Không quan trọng Không ảnh hưởng 2 Từ 1,81 – 2,60 Yếu Ít quan trọng Ít ảnh hưởng 3 Từ 2,61 – 3,40 Trung bình Bình thường Bình thường

4 Từ 3,41 – 4,20 Tốt Quan trọng Ảnh hưởng

5 Từ 4,21 - 5,00 Rất tốt Rất quan trọng Rất ảnh hưởng Tác giả sử dụng kết quả kiểm định các biến quan sát để kiểm định độ tin cậy của các thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha. Qua đó loại bỏ các biến rác làm sai lệch kết quả phân tích. Dẫn theo tài liệu của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì mức giá trị của 0,8 ≤ Cronbach’s Alpha <1 thì thang đo lượng là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Sau đây tác giả tổng hợp kết quả kiểm định các biến quan sát được:

able 3Bảng 2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các biến

STT Biến quan sát Số lượng Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha nếu như loại bỏ bớt 1 mục hỏi nào đó có giá trị nhỏ nhất Hệ số Cronbach’s Alpha nếu như loại bỏ bớt 1 mục hỏi nào đó có giá trị lớn nhất 1 Mục tiêu hoạt động vận dụng các PPDH tích cực 3 0,86 0,78 0,86

2 Nội dung hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

8 0,85 0,82 0,84

3 Hình thức hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

5 0,87 0,84 0,87

4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

5 Điều kiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực 3 0,85 0,75 0,84 6 Nhận thức tầm quan trọng của quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực 7 0,95 0,94 0,94 7 Lập kế hoạch hoạt động vận dụng các PPDH tích cực 7 0,91 0,89 0,91 8 Tổ chức thực hiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực 7 0,88 0,85 0,87

9 Chỉ đạo thực hiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực

8 0,94 0,92 0,93

10 Kiểm tra thực hiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực 5 0,96 0,94 0,95 11 Các yếu tổ ảnh hưởng hoạt động vận dụng các PPDH tích cực 10 0,97 0,97 0,97

Như vậy, quả kết quả kiểm định độ tin cậy bảng 2.3 ta nhận thấy rằng: Hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,8 nghĩa là thang đo có độ tin cậy tốt; dẫn theo tài liệu của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) với các Alpha nếu như loại bỏ bớt 1 mục hỏi nào đó đều nhỏ hơn giá trị Cronbach’s Alpha thì không nên loại bỏ mục hỏi nào.

Thực hiện phỏng vấn và mã hóa số liệu theo thứ tự: CBQL1, CBQL2, CBQL3, GV1, GV2, GV3.

Thực hiện quan sát và mã hóa sản phẩm các trường theo thứ tự sau: TH1, TH2, TH3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận bình tân, thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)