tích cực theo hướng mục tiêu
a) Mục tiêu
Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá nhằm đảm bảo mục tiêu và thực hiện đúng kế hoạch. Đồng thời hình thành thói quen thực hành vận dụng các PPDH tích cho GV.
Kịp thời khen thưởng động viên các cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó điều chỉnh các hoạt động chưa phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
b) Nội dung
Xây dựng tiêu chí cụ thể, rõ ràng cho từng mục tiêu nội dung được xác định trong kế hoạch.
Phân cấp kiểm tra đánh giá cho từng bộ phận
Đánh giá và điều chỉnh sai lệch trong quá trình thực hiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.
Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.
c) Cách thực hiện
Thứ nhất, hiệu trưởng cần tìm hiểu và nắm vững các văn bản pháp lí về quản lí giáo dục. Đặc biệt các công văn, chỉ thị hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục nói chung, về PPDH nói riêng. Qua đó, hiệu trưởng có tầm nhìn và đưa ra những tiêu chí đánh giá phù hợp, thiết thực cho từng mục tiêu.
Thứ hai, hiệu trưởng cần ra soát lại kế hoạch về hoạt động vận dụng các PPDH tích cực chung cho toàn trường. Từ đó, đưa ra tiêu chí cụ thể cho từng nội dung thực hiện. Nội dung về cải tiến các PPDH truyền thống, dạy học giải quyết vấn đề. Những nội dung này GV cần phát huy tính tích cực và phối hợp với các PPDH khác một cách hiệu quả, mức độ thường xuyên, sử dụng hằng ngày. Dạy học dự án và định hướng theo giáo dục STEM là hai PPDH mới được triển khai những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Do đó CBQL khi xây dựng tiêu chí này cần xem xét kĩ điều kiện thực
lĩnh hội kiến thức, giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính thực tế, gần gũi với học sinh. Việc bồi dưỡng PPDH tích cực cho học sinh diễn ra thường xuyên, hiệu quả qua các buổi giảng dạy của GV. Thể hiện cụ thể kết quả học tập, sản phẩm của học sinh. Tiêu chí về sự hiệu quả, thành thạo, sáng tạo, tính mới trong việc sử dụng các phương tiện dạy học và UDCNTT trong dạy học. Tiêu chí về hình thức vận dụng cũng như công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học. Bên cạnh đó tiêu chí quy định về thời gian, số lần thực hiện cũng rất quan trọng quản lí đúng mục tiêu của kế hoạch đề ra.
Thứ ba, phân cấp kiểm tra, đánh giá thực hiện từ tổ chuyên môn đến hiệu phó chuyên môn. Tổ chuyên môn với nhiệm vụ kiểm tra và điều chỉnh kịp thời những sai sót trong việc soạn kế hoạch. Khuyến khích đăng kí tiết dạy vận dụng các PPDH tích cực để các GV khác học tập. Qua đó, tổ chuyên môn nhận xét góp ý và nhân rộng. Lưu ý, khi thực hiện kiểm tra tổ trưởng tránh gây áp lực lên GV mà nên tạo tâm thế nhẹ nhàng.
Thứ tư, Hiệu trường cần có cái nhìn tổng thể dựa trên kế hoạch đã xây dựng. Từ đó phát hiện kịp những nội dung thực hiện hay chức năng quản lí nào còn sai sót, chưa đạt hiệu quả để điều chỉnh. Việc điều chỉnh phải đảm bảo và so sánh với mục tiêu ban đầu đề ra. Bên cạnh đó, việc báo cáo kết quả thực hiện nên công nghệ hóa. Giảm các giấy tờ, sổ sách không cần thiết có thể gây áp lực và hạn chế đến hiệu quả giảng dạy của GV.
Thứ năm, tăng cường tổng kết và rút kinh nghiệm 2 lần/tháng với tổ chuyên môn qua các buổi họp tổ. Tổng kết và rút kinh nghiệm 1lần/tháng đối với họp chuyên môn. Tổng kết chung HK/lần. Đồng thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh thường xuyên thông qua việc kiểm tra và dự giờ đối với cá nhân GV.
Như vậy, chức năng kiểm tra hoạt động vận dụng các PPDH tích cực là một chức năng rất quan trọng trong quản lí giáo dục. Chức năng được sử dụng xuyên suốt trong quá trình quản lí. Vì vậy, Hiệu trưởng cần chú trọng chức năng này để tăng cường hiệu quả quản lí. Ngoài ra, qua kiểm tra còn phát hiện những nhân tố mới, những khả năng, sáng tạo của cấp dưới để từ đó có thể bồi dưỡng phát triển, tạo nguồn nhân lực chất lượng mới trong công tác giáo dục.