cực theo hướng tạo cơ chế, tạo động lực
a) Mục tiêu
Duy trì cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí trong công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.
Tạo điều kiện cho tổ chuyên môn và giáo viên phát huy tối đa năng lực vận dụng các PPDH tích cực.
được giao.
Tăng cường tạo cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tại đơn vị.
b) Nội dung
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về các PPDH tích cực đồng thời bồi dưỡng UDCNTT trong công tác vận dụng các PPDH tích cực.
Thiết lập các cơ chế, quy định thực hiện nhiệm vụ giữa các bộ phận, các tổ chuyên môn với Ban giám hiệu, giáo viên với tổ trưởng, tổ phó chuyên môn theo hướng xây dựng và khuyến khích động viên.
Phân công cấp dưới thực nhiệm vụ đã xây dựng trong kế hoạch.
Tổ chức các hội thi, giao lưu và học tập kinh nghiệm tại trường, các đơn vị khác cho GV và HS.
Đầu tư CSVC đáp ứng nhu cầu vận dụng các PPDH tích cực của GV.
c) Cách thực hiện
Thứ nhất, rà soát trình độ chuyên môn về các PPDH tích cực của CBQL, GV. Bồi dưỡng về các PPDH như dạy học dự án, dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Đồng thời bồi dưỡng việc phối hợp các PPDH truyền thống và PPDH tích cực một cách hiệu quả nhất vì mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Bên cạnh đó cần bồi dưỡng các PPDH đặc thù từng bộ môn nhằm đạt kết quả cao nhất. Hiệu trưởng cần sử dụng hiệu quả nền tảng kiến thức đã có của cấp dưới. Từ đó, tổ chức bồi dưỡng những kiến thức mới, thực tế trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực đầu năm học, giữa năm học
Thứ hai, tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa các bộ phận khi thực hiện nhiệm vụ được giáo. Phân công cụ thể nhiệm vụ từng gia đoạn và cần phối hợp với những bộ phận nào. Bên cạnh đó tham mưu cấp dưới về việc phân công nhiệm vụ theo lợi ích và tinh thần tự nguyện đăng kí thực hiện nhiệm vụ. Mỗi các nhân với tâm thế xem công việc phân công là trách nhiệm và nhiệm vụ bản thần thì kết quả thực hiện được càng cao.
Thứ ba, lập danh sách các việc cần thực hiện và phân công cụ thể đến từng đối tượng thực hiện. Từ danh sách phân công đó, quản lí cấp dưới tiếp tục thực hiện
phân công cho từng thành viên trong tổ chuyên môn. Trong công tác thực hành vận dụng, CBQL cần có những biện pháp thiết thực để ghi nhận, đồng thời duy trì sự năng nổ, cố gắng của từng cá nhân.
Thứ tư, xây dựng các cơ chế, quy định cụ thể, rõ ràng cho việc thực hành vận dụng các PPDH tích cực. Việc vận dụng phải thường xuyên. Đồng thời có những buổi chuyên đề về tiết dạy vận dụng các PPDH tích cực để qua đó chia sẻ, rút kinh nghiệm. Cần lưu ý khi rút kinh nghiệm sau tiết cần đảm bảo nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện kế hoạch giảng dạy. Bên cạnh đó cấp quản lý trên cần khuyến khích và động viên GV để hoàn thiện kế hoạch hơn. Sau khi xây dựng xong chuyên đề cần sử dụng các kho học liệu bài giảng đó và cải tiến vận dụng giảng dạy cho các lớp khác, cho những năm học tiếp theo.
Thứ năm, tổ chức các buổi giao lưu, hội thi, nghiên cứu học tập tại đơn vị và tại các đơn vị khác cho GV, HS nhằm thúc hoạt động vận dụng các PPDH tích cực phát triển hơn. Đồng thời tạo động lực trong công tác dạy - học. Thông qua các hội thi, các buổi giao lưu CBQL cần nhạy bén phát hiện những nhân tố nổi trội trong công tác để từ đó khuyến khích, tạo điều kiện cho họ phát triển. Việc khen thưởng thiết thực đáp ứng nhu cầu tình thần lẫn vật chất của GV.
Thứ sáu, tăng cường đầu tư CSVC phục vụ nhu cầu hoạt động vận dụng các PPDH tích cực hướng xã hội hóa. Tăng cường vận động các nguồn lực ngoài nhà trường. CSVC hiện đại là điều kiện – công cụ không thể thiếu trong công tác vận dụng các PPDH tích cực. Hoạt động đạt hiệu quả như thế nào cũng một phần dựa vào sử dụng tốt CSVC hay không. Hiệu trưởng đầu tư và sử dụng hiệu quả bảng tương tác và các phụ kiện hỗ trợ như chuột trắc nghiệm, máy actiview, và cách tính năng tiện ích. Ngoài ra, sự dụng các ứng dụng CNTT khác sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Thứ bảy, theo dõi đánh giá các hoạt động thực hiện trong tổ chức hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Trong quá trình thực hiện cần kiểm tra thường xuyên qua các báo cáo hằng tuần, tháng của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu. Nhờ đó phát hiện kịp thời những sai sót để điều chỉnh, bên cạnh đó động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời các cá nhận các những biểu hiện tốt trong công tác. Đặc biệt quan
tâm đến những điều nhỏ nhất trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực để kịp thời đưa ra những biện pháp động viên cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.
Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ hoạt động vận dụng các PPDH tích cực để đạt hiệu quả cao cần chú trọng tạo động lực thúc đẩy hoạt động vận dụng các PPDH tích cực từ những những nhiệm vụ nhỏ nhất.