1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.2. Quản lí nhà trường
Đối với giáo dục việc quản lí là sự tác động của chủ thể vào đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Có nhiều khái niệm về quản lí nhà trường:
Tác giả Bùi Trọng Tuân (1984) diễn giải rằng quản lí giáo dục là những tác động tự giác từ chủ thể quản lí đến các đối tượng được quản lí trong nhà trường nhằm đạt được chất lượng và mục tiêu trong giáo dục được đặt ra.
Còn tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) thi nói rằng quản lí nhà trường là quản lí hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động từ trạng thái này sang trạng thái khác để tiến tới mục đích giáo dục.
Theo Trần Kiểm (2012): Quản lí nhà trường về bản chất là quản lí con người. Chủ thể gồm người dạy và người học theo cơ chế hoạt động theo quy luật chặt chẽ giữa các chủ thể và đối tượng quản lí. Giáo viên và học sinh vừa là chủ thể quản lí vừa là đối tượng quản lí. Chủ thể tác động lên đối tượng quan lí nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Ông cho rằng bản chất của QLGD là một quá trình bên trong nó diễn ra những tác động quản lí. Thứ hai là QLGD nằm trong phạm trù xã hội nói chúng. Nó chịu sự quản lí của nhà nước, cốt lỗi là quản lí con người trong môi trường giáo dục.
Từ những tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứu trên ta có thể quản lí trường học là những tác động của chủ thể quản lí trong nhà trường đến đối tượng quản lí giáo viên, nhân viên, học sinh và các nội dung quản lí khác trong nhà trường thông qua các chức năng quản lí nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.